Trang chủ » Du học » Du học Nhật Bản » Kinh Nghiệm Du Học Nhật Bản » 4 điều cần lưu ý về pháp luật Nhật Bản đối với du học sinh

4 điều cần lưu ý về pháp luật Nhật Bản đối với du học sinh

Ngày cập nhật : 07/10/2022Lượt xem: 2833

Ngày cập nhất mới nhất : 07 / 10 / 2022

Du học Nhật Bản là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ, tuy nhiên pháp luật Nhật Bản đối với du học sinh dường như vẫn chưa được chú ý quan tâm một cách thích đáng. Để cuộc sống khi du học của bạn có thể trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn, hãy cùng chúng tôi điểm qua 4 điểm chính cần lưu ý về các quy định này nhé.

 

Pháp luật Nhật Bản yêu cầu sinh viên phải đáp ứng đủ các điều kiện

 

Du học sinh các nước trong một lớp học tại Nhật
Du học sinh các nước trong một lớp học tại Nhật

 

Những năm gần đây, số lượng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản trốn học và bỏ học đi làm thêm bất hợp pháp liên tục tăng cao, xếp thứ 2 chỉ sau Trung Quốc. Nguyên do phần lớn là vì các du học sinh đi du học tại Nhật đều mong muốn có thể đi làm thêm kiếm tiền gửi về gia đình, rất ít trong số đó có mong muốn học tập một cách đúng nghĩa. Họ thường xuyên dành thời gian đi làm thêm sau những giờ lên lớp, liên tục cúp học và đến trường trong tình trạng nằm dài trên bàn vì mệt mỏi sau những đêm làm việc ngoài giờ.

Trước tình trạng này, pháp luật Nhật Bản đối với du học sinh, đặc biệt là du học sinh Viêt Nam đã ngày càng bị thắt chặt. Du học sinh muốn theo học tại các trường đại học tại Nhật thời điểm hiện tại phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

  • Hộ chiếu còn hiệu lực.
  • Có 12 năm học ở quê nhà.
  • Khả năng tiếng Nhật cơ bản (không yêu cầu thuật ngữ chuyên môn).
  • Hồ sơ chứng minh tài chính khi theo học (Cục  Xuất nhập cảnh Nhật Bản yêu cầu sinh viên đến từ 5 nước Trung Quốc, Việt nam, Nepal, Myanmar và Sri Lanka theo học tại các trường dạy tiếng phải có hồ sơ chứng minh tài sản gồm tài khoản thẻ ngân hàng và bản sao sổ tiết kiệm).

Tham khảo >> điều kiện du học nhật bản mới nhất

 

Pháp luật Nhật Bản yêu cầu du học sinh cần có chứng nhận cư trú hợp pháp

 

Du học sinh cư trú hợp pháp tại Nhật Bản
Du học sinh cư trú hợp pháp tại Nhật Bản

 

Theo hệ thống quản lý dân cư mới kể từ 7/9/2012, cư dân nước ngoài cư trú tại Nhật từ 3 tháng trở lên sẽ được cấp một thẻ lưu trú. Trên thẻ có các thông tin cá nhân cần thiết cũng như thời gian cư trú tại Nhật.

Thẻ lưu trú là một tài liệu quan trọng, được dùng như một bằng chứng xác nhận danh tính khi bạn mở tài khoản ngân hàng, kí hợp đồng điện thoại hay thuê một căn hộ. Pháp luật quy định người sở hữu thẻ luôn phải mang theo nó bên mình và trình diện khi được yêu cầu. Nếu không mang theo thẻ cư trú, bạn có thể bị phạt một khoản lên tới 2.000.000 yên và có thể bị nghi ngờ đang cư trú bất hợp pháp tại Nhật. Vì thế hãy luôn mang theo thẻ lưu trú bên mình bất cứ lúc nào nhé.

 

Vấn đề đi làm thêm trong pháp luật Nhật Bản đối với du học sinh

 

Quy định làm thêm của chính phủ Nhật Bản đối với du học sinh
Tại Nhật Bản, du học sinh được phép làm việc 28 tiếng/ tuần

 

Du học sinh Nhật được phép làm việc 28 tiếng/tuần. Tuy nhiên, trong kỳ nghỉ bạn có thể làm đến 8 tiếng một ngày. Trong khi đó, để duy trì được visa dài hạn, các sinh viên phải đáp ứng đủ thời gian yêu cầu trong lớp học. Luật làm thêm ở nhật bản hiện tại quy định một năm sinh viên tối thiểu phải hoàn thành 760 đơn vị bài học (1 đơn vị bài học tương đương với 45 phút hướng dẫn trong lớp). Một số du học sinh trong quá trình học đi làm thêm quá nhiều, bỏ bê không đến lớp do đó không hoàn thành được thời gian học như yêu cầu và gặp khó khăn trong việc gia hạn visa tại Nhật.

Trước đây, một số trường có cung cấp các khóa học ngắn hạn chuyên sâu với nhiều giờ học một tuần.  Sinh viên đăng ký các chương trình có thể hoàn thành yêu cầu 760 đơn vị bài học chỉ trong vòng 6 tháng. Khi đã đáp ứng được yêu cầu đảm bảo về visa, một số sinh viên không đăng ký khóa học nào nữa và chuyển sang làm việc 8 tiếng một ngày đến tận đầu năm sau. Điều đó có nghĩa là họ đang dùng hầu hết thời gian làm việc full time khi đang học tiếng Nhật.

Để lấp đầy lỗ hổng này, một lần nữa pháp luật Nhật Bản đối với du học sinh được siết chặt, bộ luật mới ra đời quy định học sinh các trường ngoại ngữ sẽ bắt buộc phải tham gia học tối thiểu 35 tuần/ năm. Mục đích của những điều chỉnh này là để sinh viên có thể tập trung vào mục đích chính của họ là học tập.

Về lĩnh vực làm việc: Làm việc trong các ngành tiêu khiển cho người lớn như bar hay câu lạc bộ đêm cũng bị hạn chế cho những khoảng thời gian này cho dù bạn có làm bất cứ việc gì như rửa bát hay lau sàn,…

 

 Pháp luật quy định về thuê nhà tại Nhật Bản

 

Quy định về việc cho thuê phòng trọ tại Nhật Bản
Phòng trọ cho thuê ở Nhật Bản

 

Nhật Bản có hệ thống pháp luật quản lý cực kỳ nghiêm khắc vấn đề thuê hay mua nhà ở. Vì vậy, chỉ khi thông qua công ty bất động sản và những chuyên viên tư vấn bất động sản có bằng cấp thì chủ nhà mới có thể cho thuê nhà được.  Là một du học sinh bạn có thể tìm kiếm các công ty bất động sản và ký hợp đồng với chủ nhà theo quy định. Pháp luật Nhật Bản đối với du học sinh quy định khi chưa hết hợp đồng, chủ nhà sẽ không có quyền đuổi bạn đi và khi đồ đạc trong nhà xuống cấp theo thời gian thì bạn cũng phải bồi thường khoản phí này.

 

Pháp luật Nhật Bản đối với du học sinh Việt Nam trong thời gian gần đây đã được thắt chặt hơn rất nhiều nhằm mục đích cải thiện tình trạng làm việc và cư trú bất hợp pháp tại xứ sở mặt trời mọc. Vậy du học nhật bản có khó không? Thực sự không khó chỉ cần bạn có những kiến thức cơ bản và tập trung vào mục tiêu học tập của mình thì thời gian sinh sống và học tập của bạn tại đây sẽ để lại cho bạn rất nhiều bài học và kinh nghiệm không chỉ về văn hóa mà còn trong lối sống kỷ luật của đất nước này.

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT NÀY!