Ngày cập nhất mới nhất : 31 / 10 / 2022
Bị tiểu đường có đi nhật được không? Đây là câu hỏi mà chúng tôi nhận được khá nhiều trong quá trình tư vấn. Vậy cơ hội nào cho những lao động mắc bệnh tiểu đường muốn đi Nhật làm việc? Người lao động cần phải làm gì?
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường. Căn bệnh này khá nghiêm trọng, những ai mắc bệnh sẽ phải kiêng khem rất khổ sở. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng vận động mà còn làm mất đi cơ hội để có công việc tốt.
>>Xem ngay: Danh sách 13 bệnh không đi xklđ Nhật Bản bạn cần nắm rõ
Triệu chứng tiểu đường? bị tiểu đường có đi nhật được không?
Để biết được bản thân có bị bệnh không bạn cần đi khám. Nhưng bệnh tiểu đường thường có những triệu chứng bên dưới.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường. Căn bệnh này không hiếm gặp, và khiến cho người lao động khá bất tiện cũng như phải tuân thủ một số quy tắc kiêng khem nghiêm ngặt.
Khi mắc bệnh tiểu đường cơ thể không thể chuyển hóa lượng đường trong thức ăn, thực phẩm hàng ngày thành năng lượng mà lương đường này sẽ tích tụ trong máu. Bệnh biến trứng có thể gây nên các bệnh về tim mạch, làm tổn thương mắt, thận… nặng nhất có thể khiến cho lao động mắc căn bệnh cực kỳ nguy hiểm là tai biến mạch máu não.
Tiểu đường gồm có 2 loại
Tiểu đường tuýp 1. Đây là loại bệnh tiểu đường hiếm gặp và xảy ra ở trẻ em. Trong tổng số các bệnh nhân bị tiểu đường, thì tiểu đường tuýp 1 chỉ chiếm 10%.
Tiểu đường tuýp 2. Đây là loại tiểu đường phổ biến, và dễ dàng xảy ra nhất. Lượng đường vẫn sản xuất được Insulin nhưng không chuyển hóa thành năng lượng mà chuyển thẳng trực tiếp vào máu. Có đến 90% bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2.
Người mắc bệnh tiểu đường thường cảm thấy:
Đói và mệt: Vì đường không thể chuyển hóa thành năng lượng như người bình thường nên bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường cảm thấy đói và đói hơn thông thường.
Thường xuyên đi tiểu: Nhiều người đi tiểu thường nhầm lẫn sang bệnh thận, hay bệnh viêm bàng quan. Những người mắc bệnh tiểu đường cũng thường xuyên đi tiểu khiến cho cơ thể mất nước.
Sụt cân bất thường: do thường xuyên bị đói và không có năng lượng nên cơ thể người mắc bệnh sẽ sụt cân bất thường. Sút cân trong thời gian ngắn.
Làm sao để bệnh tiểu đường thuyên giảm
Thực đơn có thêm những loại rau củ quả có màu đỏ hoặc màu xanh. Điển hình trong đó là suple xanh, rau chân vịt, củ dền.
Sử dụng các loại hạt ngũ cốc: Hạt ngũ cốc chứa nhiều protein và không chứa quá nhiều đường. Và protein sẽ chuyển hóa thành năng lượng để bạn có cơ thể khỏe mạnh.
Kiêng ăn thức ăn có chứa nhiều đường: Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường là do thường xuyên ăn uống thức ăn có đường. Vì thế việc kiêng khem là rất cần thiết.
Hạn chế uống nước ngọt: Uống nước ngọt sẽ không tốt cho cơ thể, khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Vì thế, khi mắc bệnh hay cả khi khỏe mạnh bạn không nên uống nhiều nước ngọt.
Tập thể dục: Càng mắc bệnh tiểu đường càng phải tập thể dục. Bạn chỉ nên tập những động tác nhẹ nhàng hay đi bộ, hoặc đạp xe trong công viên.
Bị tiểu đường có đi đi Nhật được không
Bệnh nhân tiểu đường thường có sức khỏe yếu, và khiến cho người bệnh cảm thấy rất bất lực. Và trong danh sách các bệnh không đi được Nhật Bản thì có một nhóm bệnh về nội tiết trong đó có bệnh tiểu đường.
Nói như vậy để bạn biết rằng, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường mà chưa chữa khỏi thì không thể đi làm việc tại Nhật Bản được. Vì vậy, nếu muốn đi Nhật làm việc bạn cần chữa dứt điểm căn bệnh này.
Khi mắc bệnh tiểu đường bạn cần thăm khám thường xuyên, theo chế độ chữa bệnh của bác sĩ. Khi nào khỏi bệnh hãy tham gia đơn hàng đi Nhật của chúng tôi.
Nếu bạn muốn đi Nhật hay muốn đi làm việc ở bất kỳ đâu thì không nên để cho bản thân mắc bệnh tiểu đường. Cần phải có chế độ ăn uống khoa học, hạn chế uống nước ngọt hay hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều đường để có một cơ thể khỏe mạnh.