Trang chủ » Xuất khẩu lao động » Đi diện kỹ sư Nhật Bản 2024: chi phí và mức lương (Đầy đủ)

Đi diện kỹ sư Nhật Bản 2024: chi phí và mức lương (Đầy đủ)

Ngày cập nhật : 20/12/2023Lượt xem: 6905

Ngày cập nhất mới nhất : 20 / 12 / 2023

So với thực tập sinh, tu nghiệp sinh thì đi chương trình kỹ sư Nhật Bản có lợi thế gì? Hãy cùng Nam Chau IMS tìm hiểu đầy đủ những thông tin về chủ đề đi Nhật diện kỹ sư để có cái nhìn rõ nhất nhằm đưa ra quyết định đúng đắn cho bản thân, tránh những rủi ro.

1. Kỹ sư Nhật Bản là gì?

Có thể hiểu đơn giản khái niệm kỹ sư Nhật Bản là chương trình dành riêng cho những người đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên đang có mong muốn sang Nhật làm việc. Tùy vào từng ngành nghề đào tạo và bằng cấp hiện có mà lao động sẽ được tuyển chọn vào các doanh nghiệp của Nhật Bản theo hợp đồng đã kí kết.

2. Đi Nhật theo diện kỹ sư có tốt không?

Có nhiều đang băn khoăn không biết có nên đi Nhật làm việc theo diện kĩ sư hay không. Vì thực tế cho thấy, kỹ sư tại Nhật đang là một trong những chương trình hấp dẫn với nhiều ưu điểm như sau:

  • Làm việc tại Nhật đúng chuyên ngành mà bạn đã được đào tạo qua đó có thể học hỏi kiến thức, nâng cao tay nghề phát triển sự nghiệp sau này
  • Được tuyển dụng trực tiếp từ công ty ở bên Nhật, và hưởng mức lương cũng như các chế độ làm việc như người bản xứ
  • Sẽ được xuất cảnh ngay khi đậu phỏng vấn với công ty bên Nhật (tối đa 3 tháng)
  • Làm việc tại Nhật với visa dạng business do đó bạn sẽ được hưởng các chế độ phúc lợi tương tự như người bản xứ
  • Đơn hàng kỹ sư Nhật Bản có chi phí tương đối thấp
  • Cơ hội xin visa vĩnh trú tại Nhật Bản
  • Nhận về mức lương cao hơn so với các diện khác khi sang Nhật làm việc

Với những lợi thế kể trên, có thể thấy việc đi Nhật theo diện kỹ sư là điều nên làm. Nhưng để được hưởng các ưu điểm kể trên, bạn cũng cần phải cân nhắc thật kĩ lưỡng để tránh gặp phải những rủi ro không đáng có.

kỹ sư đi nhật

3. Các cách thức sang Nhật theo diện kỹ sư

Để sang Nhật làm việc theo diện kỹ sư, bạn cần thực hiện những cách thức như sau:

Đăng ký tham gia phỏng vấn, thi tuyển đơn hàng kỹ thuật viên Nhật Bản tại các công ty làm về XKLĐ Nhật Bản: Đây được xem là cách khá đơn giản, dễ thực hiện và được nhiều thực hiện. Theo đó, bạn sẽ đăng kí tại các công ty XKLĐ Nhật tại Việt Nam theo những đơn hàng mà bạn cảm thấy phù hợp với năng lực, bằng cấp và kinh nghiệm của mình.

Đăng ký du học Nhật Bản, sau khi kết thúc trường tiếng tìm công ty tuyển dụng ở Nhật, chuyển đổi tư cách lưu trú kỹ sư, kỹ thuật viên.

Tự tìm công ty tuyển dụng bên Nhật để xin việc, tự túc làm visa khi có tư cách lưu trú. Đây là cách khó nhất mà rất ít bạn sử dụng bởi để có thể tự liên hệ với các công ty Nhật đòi hỏi bạn cần có vốn tiếng Nhật cực tốt (tối thiểu N2) và kiến thức chuyên ngành giỏi.

4. Các ngành nghề đi kỹ sư Nhật Bản

So với diện thực tập sinh thì đa phần những người muốn đi Nhật theo diện kỹ sư sẽ phải cân nhắc ngành nghề để phù hợp với chuyên môn, bằng cấp và năng lực của mình. Đa phần các ngành nghề đi kỹ sư Nhật sẽ gồm 4 nhóm cơ bản vì đây là 4 nhóm nghề được nhiều lao động lựa chọn. Lương các ngành nghề ở Nhật sẽ khác nhau, do đó tùy thuộc vào mong muốn, điều kiện bản thân mà bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp:

Nhóm ngành kỹ sư xây dựng: Làm điện nước công trình, quản lý giám sát thi công, thiết kế tính toán công trình xây dựng dân dụng tại Nhật.

Nhóm ngành cơ khí- chế tạo máy, điện tử – điện lạnh: Vận hành, thiết kế chế tạo máy 9 3D CARD (NX), CATIA V5, CREO, SOLID WORK.

Nhóm ngành công nghệ thông tin: Kỹ sư cầu nối cho các doanh nghiệp CNTT.

Nhóm ngành nông nghiệp – chế biến thực phẩm-chế biến thủy hải sản: Kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến; phát triển sản phẩm mới, vận hành sản xuất, lai tạo các sản phẩm nông nghiệp.

Mỗi ngành nghề sẽ có nội dung công việc và điều kiện tuyển chọn khác nhau. Bạn có thể truy cập danh sách các đơn hàng Nhật Bản của Năm Châu IMS để tham khảo và lựa chọn đơn phù hợp với bản thân.

5. Điều kiện đi kỹ sư Nhật Bản

Muốn đi kỹ sư Nhật Bản, lao động cần phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu và điều kiện khác nhau, cụ thể như sau:

Yêu cầu về chuyên môn: Các đơn hàng đều yêu cầu người lao động tối thiểu phải tốt nghiệp cao đẳng hệ chính quy trở lên chuyên ngành kỹ thuật. Một số ngành nghề HOT như công nghệ thông tin, xây dựng, cơ khí, kỹ sư nông nghiệp, thực phẩm, may mặc còn yêu cầu bạn phải có kinh nghiệm làm việc từ 3 năm hoặc nhiều hơn,… thậm chí nhiều doanh nghiệp còn không chấp nhận việc kỹ sư chỉ có bằng trung cấp hoặc cao đẳng nghề.

Yêu cầu về tiếng khá khắt khe: Thông thường các đơn sẽ yêu cầu kỹ sư có chứng chỉ tiếng Nhật N4 trở lên NAT test hoặc JLPT đều được. Ngoài ra, cũng có 1 số ít đơn hàng không yêu cầu tiếng, kỹ sư sẽ được công ty đào tạo tiếng trước bay. Tuy nhiên, nếu tiếng Nhật của bạn càng tốt thì khả năng trúng tuyển đơn hàng càng cao mà chi phí đi cũng thấp hơn rất nhiều.

Ngoài hai yêu cầu cơ bản và cần thiết kể trên thì yếu tố ngoại hình cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc bạn có đủ điều kiện đỗ đơn hàng kỹ sư Nhật hay không? Có khoảng 60% đơn hàng kỹ sư không yêu cầu cụ thể về chiều cao câng nặng, chỉ cần ngoại hình cân đối, không quá gầy hay quá mập. Tuy nhiên nếu bạn đủ điều kiện ngoại hình cho phép sẽ dễ trúng tuyển hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến việc thăm khám sức khỏe, kinh nghiệm làm việc, hồ sơ thủ tục và điều kiện kinh tế để tham gia chương trình kỹ sư Nhật Bản.

6. Quy trình đi kỹ sư Nhật Bản

Quy trình đi kỹ sư Nhật Bản sẽ gồm 8 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Tìm các công ty Nhật Bản tuyển chọn kỹ sư theo đúng chuyên ngành bạn đã học

Bước 2: Liên hệ với các công ty, trung tâm XKLĐ Nhật Bản ở Việt Nam để được hỗ trợ về hồ sơ, chi phí, làm visa kỹ sư Nhật,…

Bước 3: Cung cấp các thông tin về bằng cấp, kinh nghiệm, khả năng tiếng, các mong muốn, nhu cầu về việc làm, mức lương,… cho công ty hỗ trợ để được tư vấn chi tiết hơn

Bước 4: Hoàn thành hồ sơ theo sự hướng dẫn

Bước 5: Đặt cọc tiền thi

Bước 6: Phỏng vấn với chủ người Nhật hoặc doanh nghiệp Nhật

Bước 7: Chờ kết quả phỏng vấn

Bước 8: Chờ tư cách lưu trú sau khi có thì đóng nốt số phí còn lại, chờ visa và xuất cảnh

7. Hồ sơ đi Nhật diện kỹ sư

Hồ sơ đi Nhật diện kỹ sư bao gồm các loại giấy tờ cần thiết như sau:

Sơ yếu lí lịch 2 bản

Chứng minh thư photo công chứng 2 bản

Sổ hộ khẩu photo công chứng 2 bản

Giấy khai sinh photo công chứng 2 bản

Bằng tốt nghiệp CĐ, ĐH chính quy đúng chuyên ngành

Bằng hoặc chứng chỉ iếng Nhật tương đương ít nhất N4

Xác nhận nhân sự 1 bản (do xã phường nơi cư trú của bạn cấp)

Xác nhân hôn nhân 1 bản (Nếu bạn đã kết hôn thì photo công chứng 1 bản)

Giấy khám sức khỏe đi Nhật đạt chuẩn tại các bệnh viện được Bộ LĐTB&XH công nhận

Bạn nên tham khảo hoặc nhờ đến sự trợ giúp của những người có chuyên môn hoặc công ty tư vấn XKLĐ Nhật để thực hiện hồ sơ một cách nhanh gọn và chính xác nhất.

8. Chi phí đi kỹ sư Nhật Bản

So với chương trình thực tập sinh Nhật thì chi phí xuất cảnh của kỹ sư Nhật Bản thấp hơn khá nhiều. Thông thường thì chi phí đi Kỹ sư Nhật Bản rơi vào 50 đến 85 triệu đồng. Hoặc có thể nhỉnh hơn con số này tùy vào đơn hàng mà bạn đăng kí. Đặc biệt chi phí đi Nhật diện Kỹ sư phụ thuộc rất nhiều vào khả năng ngôn ngữ của người lao động. Nếu có trình độ Nhật ngữ cao thì bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí kha khá. Nếu bạn chưa có bằng cấp tiếng Nhật phù hợp thì chi phí sẽ cao hơn để học tập và thi được bằng cấp tương đương.

9. Mức lương kỹ sư Nhật Bản

Theo như kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực XKLĐ Nhật của Năm Châu IMS, mức lương khởi điểm cho kỹ sư tại các công ty Nhật thường rơi vào khoảng 36 triệu đồng (được tính theo giờ hoặc theo ngày tùy vào từng công ty). Cũng tùy vào từng công việc, từng vùng, cũng như năng lực làm việc của các bạn mà mức thu nhập của kỹ sư khi làm việc tại Nhật sẽ giao động từ 36- 50 triệu đồng mỗi tháng.

Để hiểu rõ hơn về mức lương và các chế độ khi làm việc tại Nhật, bạn nên tham khảo thêm những thông tin dưới đây:

10. Thời hạn lưu trú đi Nhật theo diện kỹ sư

Nếu như thời hạn lưu trú khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ có thời hạn trung bình 1-3 năm, thì thời hạn lưu trú theo diện kỹ sư có thể tùy vào năng lực, ý thích và công việc bạn đảm nhận. Nói cách khác đối với diện kỹ sư đi Nhật thì thời gian lưu trú là vô thời hạn, đây thực sự là một điểm cộng rất lớn đối với hình thức này và bạn có thể cân nhắc đi trong thời gian tới.

11. Kinh nghiệm đi Nhật diện kỹ sư

Để thành công sang Nhật sinh sống và làm việc theo diện kỹ sư thì bạn cần phải tự tích lũy rất nhiều kinh nghiệm như sau:

Hãy học tiếng Nhật thật tốt để tăng khả năng thi đỗ đơn hàng

Chuẩn bị thật tốt các câu hỏi trong quá trình phỏng vấn với chủ doanh nghiệp Nhật Bản

Hãy luôn đảm bảo rằng bằng cấp mà bạn đang có phù hợp với yêu cầu mà đơn hàng kỹ sư Nhật đang tuyển dụng

Hồ sơ đi theo diện kỹ sư Nhật khá khắt khe, bạn hãy tìm đến những người có chuyên môn để nhận sự hỗ trợ tốt nhất

Chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và điều kiện tài chính của bản thân

12. Thắc mắc thường gặp khi đi kỹ sư Nhật

Với chương trình này, đa số lao động sẽ có những thắc mắc sau. Cùng tham khảo và xem giải đáp để hiểu rõ hơn về chương trình này nhé.

12.1 Viêm gan B có đi kỹ sư Nhật được không?

Viêm gan B là bệnh thuộc 13 nhóm bệnh bị cấm đi XKLĐ Nhật Bản. Tuy nhiên, đối với diện kỹ sư Nhật Bản không có quy định cụ thể nào. Do đó người mắc bệnh viêm gan B lành tính vẫn có thể đăng kí tham gia.

12.2 Đi kỹ sư Nhật Bản trái ngành học được không?

Người lao động đi làm ở Nhật theo diện kỹ sư sẽ không được làm trái ngành, lao động bắt buộc phải làm đúng ngành nghề/chuyên ngành đã được đào tạo ở cao đẳng, đại học.

12.3 Đi diện kỹ sư Nhật có bắt buộc trình độ tiếng Nhật không?

Việc học tiếng Nhật của chương trình đi diện kỹ sư không phải là quy định bắt buộc của Cơ quan y tế phúc lợi lao động Nhật Bản. Chỉ là những quy định do xí nghiệp Nhật yêu cầu đó mà thôi.

Từ những lưu ý kể trên có thể khẳng định đi làm việc theo dạng kỹ sư Nhật mang đến rất nhiều ưu điểm và lợi ích cho người lao động. Năm Châu IMS hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn sẽ có thêm động lực để thực hiện ước mơ của mình.

5/5 - (1 bình chọn)