Trang chủ » Xuất khẩu lao động » Hướng dẫn khám sức khỏe đi Nhật Bản để đạt kết quả tốt nhất

Hướng dẫn khám sức khỏe đi Nhật Bản để đạt kết quả tốt nhất

Ngày cập nhật : 17/08/2023Lượt xem: 2896

Ngày cập nhất mới nhất : 17 / 08 / 2023

Khám sức khỏe đi Nhật Bản là một trong những quy trình mà lao động cần phải thực hiện khi muốn đi làm việc tại quốc gia này. Vậy điều kiện sức khỏe đi Nhật Bản là gì? Khám sức khỏe đi xuất khẩu Nhật ở đâu? Hết bao nhiêu tiền? Những bệnh gì không được đi xuất khẩu lao động Nhật Bản? Đây là những câu hỏi nhận được sự quan tâm đặc biệt của lao động Việt Nam khi tìm hiểu về chương trình này. Để giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên, Năm Châu IMS sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Điều kiện sức khỏe đi Nhật Bản bản mới nhất

Điều kiện sức khỏe đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là người lao động phải có sức khỏe tốt, phù hợp với ngành nghề. Không tuyển lao động có bệnh truyền nhiễm, bệnh cấp tính, mãn tính chưa chữa khỏi hay người bị dị tật giác quan, dị tật cơ quan vận động, phụ nữ mang thai. Đây chính là những tiêu chuẩn cơ bản để tuyển chọn lao động đi nước ngoài làm việc. Nếu phía nhà tuyển dụng nước ngoài có yêu cầu khác thì cần phải bổ sung thêm sao cho phù hợp.

Ngoài yêu cầu về sức khỏe, bạn phải đáp ứng được những điều kiện đi xuất khẩu Nhật Bản khác đã được quy định.

2. Khám sức khoẻ đi Nhật Bản khám những gì?

Sau khi tiếp nhận hồ sơ và hoàn thành các thủ tục hành chính, người lao động sẽ tiến hành khám sức khoẻ theo các bước dưới đây:

quy trình đi xkld nhật bản

Khám nội tổng quát:

  • Khám thể lực
  • Đo huyết áp, chiều cao, cân nặng, đếm mạch
  • Khám tai-mũi-họng, răng-hàm-mặt, da liễu-hoa liễu-dị ứng, khám nội, do thị lực trong khám sức khỏe

Chuẩn đoán hình ảnh:

  • Chụp X-quang tim phổi thẳng
  • Điện tâm đồ
  • Làm các xét nghiệm bắt buộc và xét nghiệm theo yêu cầu khác (nếu có)

Xét nghiệm cận lâm sàng bắt buộc:

  • Xét nghiệm huyết học: tổng phân tích tế bào máu ngoại vi; định nhóm máu hệ ABO và Rh
  • Xét nghiệm miễn dịch: Chẩn đoán nghiện (morphin); Anti – HIV; Viêm gan B – HbsAg (Architect); Anti-HCV; Giang mai (Anti Syphilis Test)
  • Xét nghiệm nước tiểu: Tổng phân tích nước tiểu 10 thông số
  • Chuẩn đoán thai nghén

Khám theo yêu cầu khác (nếu có):

  • Siêu âm
  • Tỷ lệ huyết sắc tố
  • Xét nghiệm viêm gan A, B, C
  • Điện não đồ
  • Xét nghiệm công thức bạch cầu
  • Tốc độ máu lắng
  • Xét nghiệm chuẩn đoán bệnh phong
  • Xét nghiệm chuẩn đoán các bệnh truyền nhiễm, ký sinh khác

khám sức khỏe đi nhật

3. Cần khám sức khoẻ đi Nhật Bản mấy lần?

Thường thì những người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ phải khám sức khỏe 2 lần: 1 lần trước thi tuyển đơn hàng và 1 lần vào trước ngày xuất cảnh. Nếu nghiệp đoàn nào kỹ lưỡng hơn trong vấn đề này thì, lao động có thể sẽ được yêu cầu khám sức khỏe đột xuất.

4. Quy trình khám sức khỏe đi Nhật Bản

Quy trình khám sức khỏe sang Nhật Bản gồm các bước như sau:

  • Công ty XKLĐ đưa người lao động đến bệnh viện làm thủ tục khám sức khỏe
  • Người lao động nhận form giấy khám sức khỏe đi xuất khẩu lao động Nhật Bản dưới sự hướng dẫn của các y, bác sĩ
  • Người lao động nộp lệ phí khám sức khỏe
  • Nhân viên y tế của bệnh viện hướng dẫn người lao động đi chụp X – quang, khám nội tổng quát, làm xét nghiệm,…
  • Người lao động về chờ khoảng 1 – 2 ngày để nhận kết quả khám sức khoẻ.

5. Mẫu giấy khám sức khỏe đi Nhật Bản

Giấy khám sức khỏe là một trong những giấy tờ bắt buộc phải có trong bộ hồ sơ xuất khẩu lao động Nhật Bản. Theo quy định của Bộ y tế, mẫu giấy khám sức khỏe cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài là mẫu giấy khám sức khỏe A3. Nội dung của mẫu khám sức khỏe đi XKLĐ Nhật Bản bao gồm:

  • Thông tin cá nhân của lao động: Họ và tên, giới tính, tuổi, số CMND hoặc Hộ chiếu (ngày cấp, nơi cấp), chỗ ở hiện tại, lý do khám sức khỏe
  • Tiền sử bệnh án của lao động: tiền sử gia đình, tiền sử bản thân, câu hỏi khác (nếu có)
  • Nội dung thăm khám: Khám thể lực, khám lâm sàng, khám cận lâm sàng
  • Kết luận: Phân loại sức khỏe, các bệnh, tật (nếu có)

mẫu giấy khám sức khỏe đi nhật

6. Những lưu ý khi khám sức khỏe đi Nhật Bản

Để có một bản thăm khám sức khoẻ tốt nhất khi XKLĐ Nhật Bản, bạn nên cần lưu ý những điểm sau:

  • Trước ngày khám bệnh không nên uống rượu bia, hút thuốc lá
  • Trước khi xét nghiệm máu, không nên uống các loại nước có ga, cà phê hay ăn đồ ngọt
  • Trường hợp lao động bị đưa về nước do kết quả khám bệnh của bệnh viện không đúng với thực tế thì bệnh viện đó phải chi trả chi phí 01 lượt vé máy bay từ Nhật Bản về Việt Nam. Tuy nhiên, những trường hợp này rất hiếm
  • Đối với trường hợp lao động cố ý sai phạm khi khám sức khỏe thì khi sang Nhật Bản bị phát hiện trả về nước, lao động đó phải tự chịu trách nhiệm
  • Giấy chứng nhận sức khỏe cho lao động đi làm việc ở nước ngoài chỉ có hiệu lực trong thời gian là 3 tháng kể từ ngày ký

7. Danh sách bệnh viện khám sức khỏe đi Nhật Bản đạt tiêu chuẩn

Vậy nên khám sức khoẻ để sang Nhật ở đâu thì uy tín luôn là câu hỏi của rất nhiều lao động khi chuẩn bị sang xứ sở hoa anh đào sinh sống và làm việc. Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều bệnh viện khác nhau nhưng bạn phải cần tìm đến các địa chỉ đạt chuẩn đã được Bộ Y tế, Sở Y tế công nhận. Dưới đây là bệnh viện đạt chuẩn khám sức khoẻ đi Nhật Bản:

  • Miền Bắc: bệnh viện Tràng An, Hồng Ngọc, Bạch Mai, Giao Thông Vận Tải, bệnh viện E, Xanh Pôn, Việt Pháp,…
  • Miền Nam: bệnh viện Chợ Rẫy, Nhân dân 115, Vạn Hạnh, An Sinh, Thống Nhất,…
  • Miền Trung: bệnh viện Trung ương Huế, bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị,…
  • Tổ chức khám sức khỏe đi Nhật Bản làm việc có thể thông qua doanh nghiệp XKLĐ hoặc lao động tự khám
  • Khám sức khỏe qua doanh nghiệp XKLĐ
  • Phía doanh nghiệp tiếp nhận lao động sẽ chủ động liên hệ, ký hợp đồng với bệnh viện để tổ chức khám và chứng nhận sức khỏe cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo đúng quy định
  • Người lao động tự đi khám sức khỏe
  • Người lao động chủ động liên hệ trực tiếp với bệnh viện để khám bệnh và chứng nhận sức khỏe theo đúng quy định của Bộ.

Đối với những lao động tham gia chương trình XKLĐ Nhật Bản tại công ty Năm Châu IMS sẽ được nhân viên công ty đưa đón đi khám sức khỏe tại bệnh viện đạt tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của Bộ Y tế.

Lưu ý: Đối với các bạn sang Nhật theo diện du học sẽ có điều kiện, quy trình và nơi khám khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu bài viết: Khám sức khỏe đi du học Nhật ở đâu? để được giải đáp chi tiết.

8. Khám sức khỏe đi Nhật Bản hết bao nhiêu tiền?

Chi phí khám sức khoẻ đi Nhật Bản được tính theo biểu giá theo quy định hiện hành của nhà nước. Nhằm đảm bảo chi phí cần thiết cho việc thăm khám và chứng nhận sức khoẻ cho người lao động khi sang nước ngoài làm việc: khám thể lực, khám tổng quát, khám lâm sàng,… Thông thường, mức phí khám sức khỏe để đi Nhật Bản cao hay thấp phụ thuộc vào danh mục yêu cầu khám bệnh nhiều hay ít, sẽ dao động trong khoảng 700.000 đồng. Tuy nhiên để đảm bảo giấy khám sức khỏe đạt điều kiện, giúp nhanh chóng hoàn thành thủ tục xuất cảnh, bạn có thể liên hệ đến Nam Chau IMS theo Hotline 0981 057 683 – 0981 628 599 hoặc 0967 620 068 để được các chuyên viên tư vấn hỗ trợ tốt nhất.

9. Những thắc mắc về sức khỏe khi muốn đi Nhật

Giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề sức khoẻ khi tham gia đơn hàng XKLĐ Nhật Bản 2023.

9.1 Nhịp tim nhanh có đi Nhật được không?

Nhịp tim nhanh từ trên ngưỡng an toàn – dưới 110 bpm: trong trường hợp này, lo lắng tim đập nhanh có đi Nhật được không có thể được giải quyết chỉ bằng giấy cam kết phát sinh, khẳng định sức khỏe của bản thân hoàn toàn bình thường, đủ điều kiện sang Nhật. Vậy là bạn có thể vẫn sang Nhật được nếu gặp phải tình huống này.

Nhịp tim nhanh trên 110 bpm: khi thấy kết quả có sự bất thường, bác sĩ sẽ đo lại cho bạn 1-2 lần nữa, sau khi bạn nghỉ ngơi. Nếu kết quả trả về vẫn là tim đập nhanh, bác sĩ có thể sẽ hẹn bạn kiểm tra lại trong 1 ngày khác. Sau khi kiểm tra, nếu tim đập nhanh là do các bệnh nguy hiểm gây ra, bạn không thể đi Nhật được. Tuy nhiên, nếu tim đập nhanh không phải do nguyên nhân trên, bạn vẫn có thể đi Nhật bình thường. Và đảm bảo sức khỏe chính là một trong những điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.

9.2 Bị sùi mào gà có đi Nhật được không?

Bệnh sùi mào gà thuộc nhóm bệnh về da không được phép đi xklđ Nhật theo quy định. Và căn bệnh này hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm nên nếu không may bạn mắc phải căn bệnh này có thể tham khảo sang các thị trường XKLĐ khác.

9.3 Mù màu có đi Nhật được không?

Những người bị mù màu vẫn có thể đi XKLĐ Nhật Bản nhưng sẽ gặp khó khăn hơn so với những người bình thường. Cụ thể là số lượng đơn hàng cũng như ngành nghề lao động sẽ bị hạn chế.

9.4 Niềng răng có đi Nhật được không?

Niềng răng bạn hoàn toàn có thể đi Nhật. Các bệnh thuộc nhóm răng, hàm, mặt bị cấm tham gia xuất khẩu lao động Nhật như u nang vùng răng miệng, hàm mặt và các dị tật vùng mặt.

9.5 Gan nhiễm mỡ có đi Nhật được không?

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh không gây ảnh hưởng đến việc đi XKLĐ Nhật của bạn. Tuy nhiên gan nhiễm mỡ có thể là triệu chứng của bệnh béo phì hay tiểu đường gây lên. Nên dù vẫn có thể đi Nhật nhưng bạn vẫn cần chữa trị để đảm bảo cho bản thân có sức khỏe tốt nhất khi sang Nhật nhé.

9.6 Bị HIV có đi du học Nhật được không?

Người mắc bệnh HIV sẽ không được chấp nhận cấp visa đi du học Nhật Bản.

9.7 Huyết áp cao có đi Nhật được không?

Người bị huyết áp quá cao không thể đi Nhật. Cao huyết áp là căn bệnh khá nguy hiểm thuộc danh mục đầu tiên trong nhóm những bệnh về tim mạch không được đi XKLĐ Nhật.

9.8 Bị hắc lào có đi Nhật được không?

Theo danh sách những bệnh không được đi XKLĐ Nhật của Bộ thì lang ben – hắc lào thuộc nhóm bệnh trên da do nấm gây ra, nên không thể tham gia chương trình này. Tuy nhiên nếu bạn có thể chữa trị khỏi bệnh trước khi đăng ký tham gia thi tuyển thì hoàn toàn vẫn có thể đi.

9.9 Sâu răng có đi Nhật được không?

Bị sâu răng có đi Nhật được không thì sâu răng, mẻ răng vẫn được tham gia chương trình XKLĐ bình thường.

9.10 Bị viêm xoang có đi Nhật được không?

Các bệnh liên quan đến tai, mũi, họng bao gồm: viêm tai giữa chưa ổn định, u hoặc ung thư vòm họng, trĩ mũi, viêm xoang là những bệnh không thể tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản.

9.11 Bị tiểu đường có đi Nhật được không?

Vì nằm trong nhóm bệnh cấm nên nếu bị tiểu đường mà chưa điều trị bạn sẽ không được đi Nhật. Bạn nên điều trị khỏi hẳn thì mới có thể đăng ký đơn hàng đi Nhật được.

9.13 Viêm da cơ địa có đi Nhật được không?

Trường hợp bị viêm da cơ địa không nằm trong số các bệnh không thể đăng kí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản bỏi vậy người lao động vẫn có cơ hội được tham dự thi tuyển đi làm việc tại Nhật Bản.

9.14 Bị sỏi thận có đi Nhật được không?

Trong danh sách 13 nhóm bệnh không đi được Nhật Bản có một nhóm thuộc về đường tiết niệu và trong đó có bệnh sỏi thận. Vậy sỏi thận không thể đi xklđ Nhật Bản. Đây là một điều đáng tiếc cho những người lao động mắc sỏi thận.

Xem thêm: Viêm gan B đi Nhật được không?

Trong quá trình bị mắc sỏi thận bạn không thể đi làm việc tại Nhật Bản được nhưng nếu sỏi thận đã được điều trị khỏi, không còn mắc bất kỳ triệu trứng nào thì bạn vẫn có thể sang xuất khẩu lao động Nhật Bản được. Đây là một tin vui, và cũng là một tín hiệu đáng mừng cho người lao động hiện nay. Vì thế bạn cần tuân thủ theo sự điều trị của bác sĩ để tình trạng bệnh ngày càng thuyên giảm. Vì chỉ có khỏi bệnh bạn mới có thể đi sang Nhật làm việc được.

Khám sức khoẻ là một trong những thủ tục bắt buộc khi lao động có nhu cầu XKLĐ sang Nhật Bản làm việc. Bạn nên tìm hiểu kĩ các thông tin cần thiết để phục vụ tốt nhất cho quá trình thăm khám sức khoẻ, tránh trường hợp chẩn đoán sai, làm lại nhiều lần gây mất thời gian và tiền bạc. Liên hệ ngay với Năm Châu IMS để nhận về những thông tin mới nhất của chương trình này.

5/5 - (2 bình chọn)