Ngày cập nhất mới nhất : 12 / 10 / 2022
Trang phục Kimono là một trong những biểu tượng của đất nước Nhật, mang nét đặc trưng văn hóa và con người Nhật Bản. Nếu bạn cũng đang muốn tìm hiểu về trang phục đặc biệt này của xứ sở hoa anh đào thì hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Đây là một trong những biểu tượng của Nhật Bản khá nổi tiếng, mang đậm bản sắc của nước này. Đây là loại trang phục truyền thống của nước này và được mặc trong nhiều dịp quan trong như cưới hỏi, lễ tết.
1. Kinomo và lịch sử hình thành
Kimono được Nhật Bản chính thức coi là quốc phục và trang phục truyền thống mà hầu hết tất cả người dân đều có trong mình ít nhất một bộ. Theo tiếng Nhật, Kimono có nghĩa là tất cả các loại quần áo. Tuy nhiên, sau khi trải qua chiều dài của lịch sử thì kimono trở thành hình dáng trang phục như ngày nay.
Nếu như ngày xưa, kimono được cả đàn ông và phụ nữ sử dụng như trang phục hàng ngày thì ngày nay chỉ có phụ nữ Nhật mặc kimono thường xuyên. Còn với đàn ông, họ thường chỉ mặc trang phục truyền thống vào những dịp đặc biệt như lễ hội, đám cưới…
Về nguồn gốc của trang phục này là bắt nguồn từ những năm đầu thế kỉ VII, dưới thời đại của vua Heian, kimono được du nhập từ nước ngoài và được người Nhật biến tấu thành kiểu cầu kì hơn như ngày nay.
Vào thời kì đầu, trang phục kimono thường chỉ dành cho giới thượng lưu trong những dịp long trọng. Đến thời kì võ sĩ đạo những năm 1192- 1573, kimono được trở thành trang phục mặc thường ngày và phổ biến hơn.
Việc mặc kimono như thế nào có sự khác nhau giữa độ tuổi, tầng lớp xã hội, giới tính và cả theo mùa. Mỗi bộ Kimono đều được làm thủ công và không sản xuất nhiều. Đó là một tác phẩm nghệ thuật công phu, tỉ mẩm từ khâu chọn vải, kết hợp màu sắc, trang trí hoa văn, và lựa chọn các phụ kiện đi kèm.
Thiết kế của một bộ kimono cũng rất đặc biệt, gồm 8 mảnh ghép với nhau điều chỉnh kích cỡ cho vừa vặn với người mặc. Các họa tiết, hoa văn trên vải được lựa chọn và phối hợp rất sinh động nhưng không kém phần sang trọng, tôn lên vẻ đẹp của con người. Họa tiết thường được sử dụng là hoa anh đào Nhật Bản, và một số khác.
Đối với cách mặc kimono cũng không hề đơn giản, đòi hỏi người mặc phải tuân theo những quy tắc nhất định. Người mặc cần quấn từ bên phải vào trước rồi mới đến bên trái, và chỉ quấn ngược lại khi đi dự tang lễ.
2. Phân loại và ý nghĩa của trang phục kimono
2.1. Furisode
Là loại áo chỉ dành riêng cho những cô gái chưa lập gia đình. Với trang phục này, cấu tạo phần tay áo thường rộng và dài. Theo truyền thống ngày xưa, mục đích của thiết kế này là để các cô gái vẫy ống tay áo bày tỏ tình yêu với chàng trai mình thích.
Tại Nhật, cha mẹ sẽ mua Furisode cho con gái của mình để kỉ niệm dấu mốc trưởng thành sau khi qua 20 tuổi. Furisode thường có màu sắc tươi sáng và làm bằng lụa.
2.2. Houmongi
Houmongi là trang phục dành cho nữ sau khi đã kết hôn. Thông thường, người phụ nữ sẽ mặc Houmongi khi đi ăn tiệc hoặc tham gia đám cưới cần sự trang trọng.
2.3. Trang phục Kimono Yukata
Yukata là một loại kimono bình thường, có thiết kế đơn giản để mặc trong mùa hè và không cần sự giúp đỡ để dễ dàng tự mặc được. Bộ trang phục này thường được mặc trong những buổi hội hè với họa tiết sáng, chất vải nhẹ nhàng và đi kèm với xăng đan gỗ cùng chiếc ví.
2.4. Tomesode
Là trang phục dành cho những người phụ nữ đã lập gia đình hoặc li dị chồng. Tomesode thường được đính gia huy tượng trưng cho họ tộc và chỉ mặc vào các dịp lễ trang trọng.
2.5. Mofuku
Là trang phục dành riêng cho người mặc đi dự lễ tang của họ hàng. Kimono này có màu đen và được thiết kế đơn giản, không họa tiết.
2.6. Shiromaku
Shiromaku được coi là trang phục cưới truyền thống của Nhật Bản, được thiết kế dài chạm đất và tỏa tròn ra xung quanh. Chính vì vậy các cô dâu thường phải nhờ sự giúp đỡ của người khác mới có thể mặc và đi lại với bộ đồ này.
Như vậy, bài viết đã chia sẻ tất cả những thông tin cơ bản về trang phục kimono. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một phần văn hóa Nhật Bản và sớm có cơ hội trực tiếp trải nghiệm đất nước, con người nơi đây.