Trang chủ » Du học » Du học Đức » Kinh Nghiệm Du Học Đức » Hình ảnh lá cờ Đức (Quốc kỳ Đức) và ý nghĩa đặc biệt

Hình ảnh lá cờ Đức (Quốc kỳ Đức) và ý nghĩa đặc biệt

Ngày cập nhật : 15/05/2023Lượt xem: 1579

Ngày cập nhất mới nhất : 15 / 05 / 2023

Cờ nước Đức cũng giống như cờ của nhiều nước khác trên thế giới đều mang ý nghĩa riêng và là niềm tự hào của dân tộc đó. Tìm hiểu về cờ nước Đức cũng là cách bạn hiểu rõ hơn về những giá trị lịch sử được ẩn giấu trong đó. Hôm nay, hãy cùng du học Năm Châu IMS khám phá quốc kì của nước Đức trong bài viết chi tiết dưới đây nhé!

1. Thiết kế quốc kỳ Đức hiện nay

Hiện nay, thiết kế của quốc kỳ Đức gồm ba màu kẻ ngang: đen, đỏ, vàng và mỗi phần đều có diện tích bằng nhau. Mọi người thường gọi quốc kỳ Đức với tên gọi là cờ tam tài đen – đỏ – vàng. Thiết kế này chính thức được chọn làm cờ của nước Đức từ những năm 1919 và được sử dụng cho đến ngày hôm nay.

quốc kỳ đức

2. Ý nghĩa lá cờ của nước Đức

Mỗi lá cờ đều mang trong mình những câu chuyện kể về lịch sử, con người và đất nước đó. Khi tìm hiểu ý nghĩa quốc kỳ của mỗi quốc gia, chúng ta sẽ biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhằm phục vụ quá trình học tập, nghiên cứu của bản thân mình. Và tất nhiên, khi đến Đức du học, bạn cũng phải hiểu rõ quốc kỳ của quốc gia này mang ý nghĩa gì.

Lá cờ ba màu đen – đỏ – vàng hiện nay của Đức đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm. Mỗi giai đoạn qua đi đều để lại những bài học ý nghĩa khác nhau, cụ thể:

Vào thời Trung cổ, lá cờ ba màu này được biết đến như sau: Màu đen là ra khỏi bóng tối, màu đỏ biểu hiện cho các cuộc chiến đẫm máu còn màu vàng tượng trưng cho ánh sáng hoàng kim của sự tự do.

Bước sang thời kì Cộng hoà Weimar và tính đến thời điểm hiện tại thì ba màu sắc này mang ý nghĩa đại diện cho tính thống nhất và tự do Đức, đồng thời cũng là tự do cá nhân của nhân dân Đức.

3. Lá cờ nước Đức qua các thời kỳ

Trải qua mỗi giai đoạn lịch sử, lá cờ nước Đức đều có hình dáng và ý nghĩa khác nhau.

3.1. Cờ nước Đức vào thời kỳ Trung cổ

Vào thời kì Trung cổ, người Đức đã lựa chọn màu đen và màu vàng trên lá cờ để thể hiện cho sự phát triển hùng mạnh của đất nước mình. Theo đó, cờ hiện của hoàng đế La Mã được thiết kế khá cầu kì: một con đại bàng màu đen trên nền cờ màu vàng. Bước sang thế kỉ 14, lá cờ này có sự thay đổi nhiều về màu sắc, đó là có sự xuất hiện thêm màu đỏ trong thiết kế, in ấn móng vuốt và mỏ của con đại bàng. Chính vì thế, ba màu đen, đỏ, vàng của quốc kỳ Đức hiện nay được xem là xuất phát từ thời kì này.

cờ nước đức thời trung cổ

3.2. Lá cờ của nước Đức vào thời kỳ Napoleon

Sau khi đế quốc La Mã sụp đổ, người Đức bước vào cuộc chiến tranh chống lại Napoleon. Tương quan lực lượng lúc bấy giờ giữa nước Đức và Napoleon quá chênh lệch nên để thể hiện sự thống nhất trong quân đoàn của mình thì người Đức đã quyết định nhuộm đen các trang phục, sau đó sử dụng cổ áo khuy đỏ xen kẽ với khuy vàng. Thực chất một phần của việc lựa chọn màu sắc chủ đạo đen, đỏ, vàng này là sự kế thừa từ thời kỳ Trung cổ của Đế quốc La Mã thần thánh, tuy nhiên phần lớn cũng là do tính thực dụng của chúng, khi nhuộm đen trang phục và tìm kiếm khuy vàng kim loại đơn giản hơn rất nhiều.

lá cờ nước đức thời Napoleon

3.3. Cờ Đức vào thời kỳ Liên minh các quốc gia Đức

Sau thời kì chiến tranh Napoleon, tại Đức hình thành liên minh mới gọi là Bang chiến Đức (Liên minh các quốc gia Đức). Khi đó lá cờ Đức với ba màu đen, đỏ, và vàng dần trở thành biểu tượng của khát vọng về một quốc gia Đức thống nhất của người dân nơi đây. Cho dù sau đó những phong trào khát vọng này của người Đức đã bị Áo mạnh mẽ bác bỏ cấm đoán, nhưng mầm móng của phong trà tự do dân chủ và cộng hòa đã được gieo xuống và nảy mầm mạnh mẽ.

cờ của nước đức thời liên minh

3.4. Cờ của nước Đức vào thời kỳ Cộng hòa Weimar

Sau thất bại ở chiến tranh thế giới lần thứ nhất năm 1919 nước Đức Cộng hòa hay còn được gọi là Cộng hòa Weimar được thành lập. Chính phủ nước này đã khôi phục lại cờ đen, đỏ, vàng và tiếp tục sử dùng làm quốc kỳ.

3.5. Cờ nước Đức vào thời kỳ Đức Quốc Xã

Bước sang năm 1933 khi chế độ Đức Quốc Xã được hình thành và phát triển mạnh mẽ dưới bàn tay cai trị của Hitler thì ngay lập tức lá cờ tam tài đỏ, vàng, đen bị loại bỏ. Chính quyền độc tài Hitler đã ra sắc lệnh chỉ có hai quốc kì hợp pháp được tồn tại trên lãnh thổ nước Đức, đó là: Đế quốc kỳ tam tài đen – trắng – đỏ tái lập và Đảng kỳ của Đảng Quốc Xã. Đây được xem là thời kì phát triển của cờ phát xít Đức.

cờ đức quốc xã

3.6. Cờ nước Đức thời kỳ phân chia Đông Đức và Tây Đức

Sau sự thất bại của chế độ phát xít Đức trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, nước Đức bị chia cắt thành hai phần Đông và Tây Đức và nằm dưới sự kiểm soát của các nước Đồng minh. Khi đó ở Tây Đức, cờ tam tài đen – đỏ – vàng được sử dụng làm quốc kỳ trong suốt thời gian từ năm 1949 đến hết năm 1989. Còn ở Đông Đức, chính quyền nơi đây cũng sử dụng cờ tam tài đen – đỏ – vàng làm quốc kì nhưng thời gian ngắn hơn, chỉ từ năm 1949 đến hết năm 1959. Sau năm 1959 chính phủ Đông Đức sửa đổi quốc kỳ của họ bằng cách thêm quốc huy lên.

cờ của đức thời kỳ phân chia

3.7. Lá cờ nước Đức khi thống nhất

Sau 28 năm, bức tường Berlin bị sụp đổ, nước Đức hoàn toàn thống nhất. Chính phủ và người dân nơi đây đã quyết định sử dụng cờ tam tài đen – đỏ – vàng làm quốc kỳ chính thức. Và cho đến tận ngày hôm nay vẫn được sử dụng với hàm ý thể hiện sự đoàn kết, thống nhất và tự do của nước Đức.

4. Cờ Đức giống cờ nước nào?

Theo kinh nghiệm du học Đức của Năm Châu IMS thì quốc kỳ của Đức và Bỉ đều có ba dải màu là đen, vàng và đỏ. Tuy nhiên, cách sắp xếp và ý nghĩa các dải màu khác nhau. Các dải màu trên quốc kỳ Bỉ được sắp xếp theo chiều dọc với thứ tự từ trái sang phải là đen – đỏ – vàng. Còn các dải màu của quốc kỳ Đức được sắp xếp theo chiều ngang từ trên xuống dưới là đen – đỏ – vàng. Điều này rất dễ gây nhầm lẫn nếu như bạn không chú ý quan sát kĩ.

cờ đức giống cờ nước nào

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của du học Năm Châu IMS về cờ nước Đức. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử cũng như có thêm hành trang tốt nhất khi du học tại quốc gia này trong thời gian sắp tới. Chúc bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)