Trang chủ » Ngôn ngữ » Tiếng Đức » Ngữ pháp tiếng Đức cơ bản đến nâng cao chuẩn và dễ hiểu nhất

Ngữ pháp tiếng Đức cơ bản đến nâng cao chuẩn và dễ hiểu nhất

Ngày cập nhật : 18/02/2023Lượt xem: 2591

Ngày cập nhất mới nhất : 18 / 02 / 2023

Đối với những người học tiếng Đức thì việc nắm rõ phần ngữ pháp là điều rất quan trọng. Đặc biệt với những ai không nắm được ngữ pháp tiếng Đức thì quá trình học sẽ trở nên vô cùng khó khăn. Mỗi một trình độ khác nhau sẽ có những ngữ pháp riêng. Hãy cùng Năm Châu IMS khám phá và tìm hiểu ngữ pháp tiếng Đức cơ bản đến nâng cao chuẩn và đầy đủ nhất để nhanh chóng chinh phục được ngôn ngữ thú vị này nhé.

ngữ pháp tiếng đức

Ngữ pháp được cho là thách thức lớn đối với người học tiếng Đức. Có thể nói, khi tiếp xúc với bất kì một ngôn ngữ mới nào, người học cũng phải bắt đầu từ cơ bản đến nâng cao. Theo đó, tiếng Đức ở đây cũng được chia thành các trình độ như: A1, A2, B1, B2,… theo trình độ mong muốn học lên của người học. Vì vậy khi học ngữ pháp tiếng đức, người học cũng sẽ học theo các trình tự như vậy.

1. Ngữ pháp tiếng Đức A1

Đây là ngữ pháp tiếng Đức cho người mới bắt đầu. A1 là trình độ mang cấp độ thấp nhất trong tiếng Đức. Ngữ pháp cấp độ A1 sẽ được diễn giải một cách dễ hiểu thông qua những chủ đề gần gũi như giới thiệu tên tuổi, quê quán, sở thích, nghề nghiệp… Đây là những kiến thức rất cơ bản, nhưng lại rất quan trọng trong quá trình theo học tiếng Đức nâng cao lên sau này và bắt buộc các bạn cần nắm vững kiến thức về tiếng Đức trình độ A1.

Dưới đây là một số kiến thức về ngữ pháp trình độ A1 mà những người mới bắt đầu nhập môn nên biết:

  • Nắm vững ảng chữ cái
  • Học cách chia động từ
  • Hiểu được cách dùng mạo từ xác định và không xác định
  • Phân biệt được các dạng động từ khuyết điểm, động từ đặc biệt, tính từ, danh từ (số ít và số nhiều)
  • Học về các thì như: thì hiện tại, thì quá khứ, thì tương lai

Như đã nói ở trên, các kiến thức về ngữ pháp A1 sẽ được lồng ghép qua các chủ đề gần gũi với cuộc sống xung quanh giúp bạn học, đọc và được dịch những đoạn hội thoại đơn giản, thiết thực để phục vụ trực tiếp khi bạn muốn giao tiếp bằng tiếng Đức. Ngoài ra, để nhanh chóng đạt được chứng chỉ A1, bạn có thể tham khảo thêm cách học tiếng Đức cơ bản cho người mới bắt đầu để được hướng dẫn và có lộ trình học chuẩn, tốt nhất.

2. Ngữ pháp tiếng Đức A2

Sau khi đã có những kiến thức cơ bản về tiếng Đức, bạn sẽ nâng cấp độ của mình lên A2. Đặc biệt, ngữ pháp trình độ A2 sẽ được bổ sung thêm và ôn tập, thực hành lại những kiến thức mà bạn đã học ở A1.

Trong phần này, ứng với mỗi chủ đề là những kiến thức ngữ pháp A2 được giải thích rất chi tiết, cụ thể, giúp người học vừa dễ dàng nắm bắt thông tin cần thiết vưad nâng cao trình độ tiếng Đức của mình. Hệ thống ngữ pháp tiếng Đức A2 có thể nói tóm gọn như sau:

  • Các dạng so sánh với tính từ
  • Câu chỉ nguyên nhân
  • Cấu trúc câu trần thuật, câu hỏi gián tiếp, câu ghép trong tiếng Đức
  • Thể bị động, thể giả định
  • Câu chỉ mục đích, câu điều kiện
  • Thì động từ, động từ phản thân và giới từ

Đến với khóa học tiếng Đức trình độ A2 đây chính là một khóa học bậc thang kế tiếp mà các học viên cần phải bước qua để tiến gần hơn với việc thành thạo, hiểu tiếng Đức nhiều hơn.

3. Ngữ pháp tiếng Đức B1

Để đạt được trình độ tiếng B1 là điều không phải ai cũng có thể làm được. Ngoài việc chăm chỉ, chịu khó tìm tòi ra thì việc nắm vững phần ngữ pháp chắc chắn là điều không thể bỏ qua. Bạn cần phải đạt cả 4 kĩ năng cũng như sử dụng thành thạo ngữ pháp Và lên đến B2 sẽ được nâng cấp cao lên hơn.

Việc học nâng cao lên cấp độ B1 dựa trên nền tảng cơ bản, đã có của các cấp độ A1, A2. Bạn nên chú ý ôn tập lại những kiến thức nền này trước khi bắt tay vào việc học những kiến thức khó hơn nhé!

Với cấp độ B1 trong tiếng Đức, học viên sẽ được cung cấp các kiến thức quan trọng về ngữ pháp như sau:

  • Cấu trúc ngữ pháp với danh từ như: tính từ được dùng như danh từ, chia đuôi danh từ
  • Tìm hiểu chuyên sâu về đại từ, giới từ, quán từ, liên từ, tính từ
  • Các mẫu câu với es – Ausdrücke mit es
  • Động từ thể bị động
  • Liên từ trong câu ghép, câu phụ
  • Mệnh đề chính, mệnh đề phụ và các liên từ kép

Để học ngữ pháp tiếng Đức theo cách dễ hiểu nhất thì bạn phải trau dồi kiến thức xã hội phong phú, giúp khả năng tư duy và sử dụng ngôn ngữ trong nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Đến khi đạt đến trình độ chuyên sâu thì ngữ pháp sẽ không còn là trở ngại.

4. Ngữ pháp tiếng Đức B2

Trình độ B2 là mức độ thứ tư trong các cấp bậc chứng chỉ tiếng Đức. Khi đạt được trình độ này, bạn có thể thoải mái giao tiếp và sử dụng ngữ pháp nâng cao một cách chính xác và thuần thục. Nhưng để làm điều đó, bạn phải có lộ trình học cụ thể, rõ ràng và sự chăm chỉ vượt bậc. Đặc biệt, phần ngữ pháp trình độ B2 khá khó và phức tạp, đòi hỏi người học phải chịu khó tìm tòi.

Thông thường, ngữ pháp B2 sẽ tổng hợp cách sử dụng Partizip 1 & 2 trong tiếng Đức dành cho những bạn nào đang cải thiện tiếng Đức trong khoảng trình độ này. Trọng tâm của cách học này là tìm hiểu những cấu trúc trong phạm vi chủ đề được mở rộng và vượt trên lĩnh địa đời thường, đồng thời cũng nhằm luyện việc thảo luận và tranh luận về những góc cạnh khác nhau trong những chủ đề này và cuộc sống.

5. Các lỗi và cách sửa lỗi ngữ pháp tiếng Đức

Bất kể ai khi học tiếng Đức cũng sẽ gặp phải những khó khăn nhất định như: phát âm sai, học thuộc nhưng không hiểu ý nghĩa và đặc biệt là các lỗi sai cơ bản về ngữ pháp. Việc học sai ngữ pháp và không tìm được cách khắc phục sẽ khiến bạn lúng túng, gây cản trở quá trình học nâng cao của bạn.

Dưới đây là những lỗi sai ngữ pháp tiếng Đức cơ bản và cách khắc phục chúng do Năm Châu IMS tổng hợp mà bạn nên nắm rõ:

Nhầm giữa Akk và Dativ

Nguyên nhân: Không phân biệt được cách dùng của hai từ này trong giao tiếp

Khắc phục:

  • Akkusativ dùng khi nó trả lời cho câu hỏi Wohin – nghĩa là đi đâu, muốn đến đâu
  • Dativ sẽ trả lời cho câu hỏi “wo” nghĩa là ở đâu

Sai giống của danh từ

Nguyên nhân: Không phân biệt được giống của danh từ và cách dùng của chúng trong các trường hợp cụ thể

Khắc phục: Tiếng Đức có 3 giống đực (thằng), cái (con), trung (nó) nhưng không có quy tắc cụ thể để áp dụng chúng vào câu nói, vì vậy để sử dụng thành thục chúng thì bạn nên giao tiếp nhiều và đặt câu khi có thể.

Sai lầm giữa xác định và không xác định

Nguyên nhân: Nhầm lẫn trường hợp cụ thể khi sử dụng chúng

Khắc phục: Khi nào bạn nói về 1 vật hay 1 sự việc chắc chắn nào đó thì bạn phải dùng thể xác định còn nếu nói về số lượng thì phải dùng thể không xác định

Sai chia đuôi tính từ

Nguyên nhân:

  • Không nhớ giống của danh từ cần chia
  • Không nhớ thì akk, dat, gen hay là nominativ

Khắc phục: Học và nắm rõ lý thuyết của phần này để đặt câu, nên đặt câu để so sánh và đưa ra những cách sửa tối ưu nhất cho từng phần

Trên đây chỉ là những lỗi sai cơ bản nhất mà nhiều người học tiếng Đức thường mắc phải khi ở phần ngữ pháp. Trong quá trình học, chắc chắn bạn sẽ còn gặp nhiều trường hợp sai khác nữa, để khắc phục tối ưu nhất những vấn đề này, bạn nên hỏi thầy cô giáo và những người có chuyên môn, kinh nghiệm để hỗ trợ.

6. Sách ngữ pháp tiếng Đức dễ hiểu và chuẩn nhất

Để hỗ trợ trợ học viên học ngữ pháp từ A1 đến B2 một cách hiệu quả nhất, công ty du học Năm Châu IMS sẽ giới thiệu tới bạn những tài liệu ngữ pháp tiếng Đức dễ hiểu và chuẩn xác dưới đây.

Bộ sách A-Grammatik, B-Grammatik, C-Grammatik được biên soạn bởi nhà xuất bản Schubert Verlag. Bộ 3 này tổng hợp những kiến thức từ sơ cấp đến cao cấp trong tiếng Đức. Đây là sách luyện ngữ pháp được đánh giá là tốt nhất trên thị trường hiện nay.

Grammatik Aktiv là sách rèn luyện ngữ pháp hiệu quả từ trình độ A1 đến C1 trong cả việc tự học và giảng dạy. Bên cạnh những kiến thức ngữ pháp cơ bản, nâng cao thì bạn còn được hướng dẫn chỉnh sửa các lỗi sai khi học tiếng Đức. Từ đó giúp bạn rút ra được nhiều kinh nghiệm bổ ích.

Studio 21 A1-B1 là sách giáo trình được sử dụng phổ biến tại các trung tâm ngoại ngữ hiện nay. Đây là bộ sách được tổ chức văn hóa của Cộng hòa Liên bang Đức Goethe sử dụng chính thức trong việc giảng dạy bởi mọi bài giảng được thiết kế một cách khoa học, đầy đủ, dễ hiểu, cực kì phù hợp với những người mới nhập môn tiếng Đức.

Bạn có thể dễ dàng mua những cuốn sách trên ở các nhà sách uy tín tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hoặc bạn có thể liên hệ với Năm Châu IMS để được hướng dẫn chi tiết về lộ trình học tiếng Đức và những lời khuyên hữu ích trong quá trình học ngữ pháp.

7. Cách học ngữ pháp tiếng Đức hiệu quả

Học ngữ pháp tiếng Đức không chỉ cần thời gian, công sức mà bạn cần phải có cách học hiệu quả. Việc học tập đi đôi với thực hành cũng như có phương pháp học cụ thể sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức nhanh hơn. Trong phần này, công ty tư vấn du học Năm Châu IMS sẽ giới thiệu tới bạn các cách học ngữ pháp hiệu quả dưới đây:

Học ngữ pháp qua các trò chơi: Hiện nay có rất nhiều app học tiếng Đức trên thiết bị cá nhân mà bạn có thể tham khảo. Đặc biệt là app kết hợp giữa việc học và chơi sẽ giúp bạn nâng cao ngữ pháp của mình một cách thú vị.

Rèn luyện kỹ năng viết: Cải thiện ngữ pháp tiếng Đức bằng việc tập viết, sử dụng từ vựng và các quy tắc bạn vừa học. Việc viết hàng ngày sẽ giúp bạn cải thiện ngữ pháp cũng như giúp bạn sửa chữa được lỗi sai thường mắc phải khi học tiếng Đức.

Hãy mua một cuốn từ điển Việt-Đức và Đức-Việt để cải thiện từ vừng và khả năng ngữ pháp của mình.

Học ngữ pháp qua lỗi sai: Càng làm sai và sửa lại, rút kinh nghiệm thì bạn càng hiểu và nhớ ngữ pháp hơn.

Khi bạn đã có phương pháp học ngữ pháp hiệu quả thì việc đạt chứng chỉ B2 là điều không quá khó khăn. Hoặc nếu không có nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm tòi thì bạn nên tìm một trung tâm học tiếng Đức để được hướng dẫn chi tiết, giúp có một lộ trình và phương pháp học hiệu quả.

Ngữ pháp tiếng Đức là một phần quan trọng trong quá trình nâng cao trình độ của bạn. Để có thể nắm vững các kiến thức cơ bản từ A1 đến B2, bạn phải có phương pháp cụ thể và tạo động lực học cho mình. Ngoài phần ngữ pháp, đừng quên ghi nhớ các từ vựng và rèn luyện kỹ năng nghe – nói – đọc – viết để nhanh chóng đạt được các loại chứng chỉ tiếng Đức.

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT NÀY!