Trang chủ » Tin tức » Điều dưỡng là gì? Học điều dưỡng ra làm gì và 7 sự thật thú vị

Điều dưỡng là gì? Học điều dưỡng ra làm gì và 7 sự thật thú vị

Ngày cập nhật : 12/07/2023Lượt xem: 811

Ngày cập nhất mới nhất : 12 / 07 / 2023

Có thể bạn đã nghe đến nhiều nhưng không phải ai cũng biết điều dưỡng là gì? Học điều dưỡng ra làm gì? Công việc thực sự của điều dưỡng viên là gì? Đặc biệt đối với các bạn sắp thi cao đẳng, đại học muốn lựa chọn ngành này, hãy cùng Nam Chau IMS tìm hiểu ngay về ngành điều dưỡng để xem bản thân có thực sự thích hợp không và đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho tương lai của mình.

1. Ngành điều dưỡng là gì?

Điểu dưỡng thuộc ngành nghề trong hệ thống y tế nhằm mục đích nâng cao, bảo vệ và cải thiện sức khoẻ của con người. Đồng thời ngành điều dưỡng cũng có chức năng xoa dịu nỗi đau qua các chuẩn đoán, tư vấn các vấn đề liên quan đến y học. Từ đó tạo nên những dịch vụ thiên về chăm sóc sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

2. Công việc của điều dưỡng là gì?

Về cơ bản, điều dưỡng viên sẽ là người phụ trách các công việc như chăm sóc sức khoẻ và kiểm tra tình trạng của bệnh nhân. Ngoài ra, điều dưỡng viên cũng cần phải kê toa thuốc và làm các công việc khác theo yêu cầu của bác sĩ có chuyên môn nhằm phục vụ cho quá trình chăm sóc đến khi phục hồi, trị liệu cho bệnh nhân.

công việc của điều dưỡng

3. Các ngành điều dưỡng

Điều dưỡng là ngành nghề đa dạng với nhiều công việc khác nhau, bạn có thể tìm hiểu những thông tin cần thiết về “các ngành điều dưỡng” dưới đây:

3.1. Điều dưỡng đa khoa

Điều dưỡng đa khoa là ngành độc lập trong hệ thống y tế. Ngành này có trách nhiệm cũng như nhiệm vụ quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ, dự phòng, điều trị tại chỗ và chẩn đoán bệnh thông thường cho người bệnh và cộng đồng. Khi học điều dưỡng đa khoa, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức, bồi dưỡng kĩ năng chuyên môn về công tác chăm sóc, kiểm tra tình trạng sức khỏe người bệnh, kê đơn thuốc và thực hiện một số công việc chuyên môn để phục vụ quá trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đến phục hồi chức năng, trị liệu cho người bệnh.

3.2. Điều dưỡng nha khoa

Điều dưỡng nha khoa là các công việc hỗ trợ cho nha sĩ trong quá trình điều trị bệnh nhân. Đồng thời có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe răng miệng cho cộng đồng. Đặc biệt khi cuộc sống càng tiện nghi và đầy đủ hơn, nhu cầu chăm sóc răng miệng của người dân càng tăng cao. Chúng ta dễ dàng bắt gặp rất nhiều phòng khám nha ở bệnh viện, phòng khám tư nhân. Việc này không những đáp ứng nhu cầu làm khám chữa bệnh răng miệng mà còn đáp ứng nhu cầu làm đẹp một cách tiện lợi nhất. Và cũng chính vì thế, nhu cầu của ngành điều dưỡng nha khoa đang rất tiềm năng trong thời gian hiện tại và nhiều tiềm năng trong thời gian sắp tới.

3.3. Điều dưỡng gây mê

Điều dưỡng gây mê hồi sức là một phân nhánh chuyên sâu hơn của ngành điều dưỡng. Những người phụ trách công việc này thường phụ giúp bác sĩ gây mê hồi sức trong việc chăm sóc, theo dõi và xử lý các vấn đề phát sinh cho bệnh nhân trước, trong và sau cuộc phẫu thuật. Có thể khẳng định, các chuyên ngành mang tính phẫu thuật hay không cần phẫu thuật đều phải có sự góp mặt của đội ngũ gây mê hồi sức. Họ góp phần không nhỏ vào sự thành công của một ca phẫu thuật. Khi bạn đã định hướng cho mình trở thành một điều dưỡng viên thì bạn nên lựa chọn ngành điều dưỡng đa khoa và sau đó học thêm chuyên khoa gây mê, hồi sức. Bởi chuyên khoa gây mê hồi sức đòi hỏi khá cao kiến thức về nội khoa, ngoại khoa,…

3.4. Điều dưỡng hộ sinh

Điều dưỡng hộ sinh còn được biết đến với tên gọi y tá hộ sinh. Đây là công việc khá vất vả, thường phải chăm sóc sức khoẻ của sản phụ bao gồm tư vấn trước khi sinh, từ lúc bắt đầu nhập viện cho đến khi thực hiện quá trình sinh nở và phục hồi sức khoẻ sau sinh, xuất viện. Vì tính chất công việc nên điều dưỡng viên làm về hộ sinh thường phải theo dõi sát sao quá trình chuyển dạ của sản phụ, báo cáo tình hình cho bác sĩ cũng như chuẩn bị mọi dụng cụ y tế cho ca đỡ đẻ. Một cuộc sinh nở của sản phụ có dễ dàng hay không, có thành công hay không thì tay nghề của nữ hộ sinh là một trong những yếu tố quyết định hàng đầu.

3.5. Điều dưỡng cộng đồng

Muốn trở thành điều dưỡng công đồng, bạn cần phải có kiến thức cơ bản về những căn bệnh phổ biến, thường gặp cũng như tâm lý vững vàng để đối mặt với khó khăn, thử thách của nghề. Ngoài ra cần có khả năng chăm sóc người bệnh đặc biệt là người già và trẻ em. Bên cạnh đó, điều dưỡng cộng đồng có thể làm việc trong tổ chức chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân trong công động như trạm y tế, tổ chức nhập viện tại nhà, phòng khám gia đình. Điều dưỡng cộng đồng chịu trách nhiệm trực tiếp về các chăm sóc người bệnh thông qua y lệnh của bác sĩ và cấp trên.

3.6. Điều dưỡng sản phụ khoa

Điều dưỡng sản phụ khoa là ngành nghề được đào tạo bài bản về những kiến thức chuyên môn, chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực chăm sóc phụ nữ trước – trong và sau khi sinh. Bạn phải đảm bảo việc nắm chắc kiến thức, ứng phó linh hoạt, xử lý tình huống nhanh gọn khi chăm sóc trẻ sơ sinh nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ trong quá trình sinh nở cũng như em bé trong năm tháng đầu đời. Ngoài ra, điều dưỡng viên phụ sản còn phụ trách công việc thăm khám, phụ giúp bác sĩ kiểm tra sức khoẻ phụ khoa, tư vấn cho các cặp vợ chồng về vấn đề sinh sản, kế hoạch hóa gia đình; tư vấn cho các cô, các mẹ về vấn đề chăm sóc thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh.

3.7. Điều dưỡng hồi sức cấp cứu

Điều dưỡng hồi sức cấp cứu là một chuyên ngành thuộc lĩnh vực điều dưỡng, chuyên tập trung vào việc chăm sóc bệnh nhân kịp thời để tránh tình trạng thương tật hoặc tử vong. Ngoài việc giải quyết các trường hợp khẩn cấp, điều dưỡng viên làm về hồi sức cấp cứu còn nhận nhiệm vụ hỗ trợ chăm sóc người bệnh không muốn hoặc không thể nhận chăm sóc y tế ở nơi khác và đến các khoa cấp cứu để được giúp đỡ. Bên cạnh đó, họ còn thường xuyên xử lý bệnh nhân bị ngộ độc rượu cấp tính hoặc nhiễm độc hoặc gặp các vấn đề về tâm thần,…

3.8. Điều dưỡng khoa ngoại

Điều dưỡng khoa ngoại là những người tiếp nhận người bệnh được chuyển dến từ khoa cấp cứu, phòng hồi sức, phòng mổ,… Điều dưỡng viên khoa ngoại cần phải phối hợp với điều dưỡng viên phòng mổ để sắp xếp lịch và lên chương trình phẫu thuật. Đặc biệt, điều dưỡng viên khoa ngoại cần phải có kiến thức về bệnh cũng như phương pháp phẫu thuật để làm tốt công tác tư tưởng, giáo dục cho bệnh nhân kiến thức trước khi làm phẫu thuật. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải làm các công tác chuẩn bị cho người bệnh trước và sau khi mổ.

3.9. Điều dưỡng nội khoa

Song song với chuyên ngành ngoại khoa, nội khoa cũng là khoa quan trọng và cần nguồn nhân lực rất lớn. Thông thường, điều dưỡng viên làm trong nội khoa sẽ phải trang bị các kiến thức chuyên ngành về bệnh học nội khoa và chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân ở mọi lứa tuổi mắc các bệnh nội khoa và chuyên hệ nội. Ngoài ra, điều dưỡng nội khoa cũng cung cấp những kiến thức cơ bản về những thay đổi về tâm sinh lý và các vấn đề sức khỏe của người bệnh; Nhu cầu chăm sóc của người bệnh và vai trò của người điều dưỡng.

Có thể bạn quan tâm:

4. Học điều dưỡng là học những gì?

Để học điều dưỡng, hầu hết bạn sẽ phải ôn thi khối B. Khi học ngành điều dưỡng, sinh viên sẽ được học những môn liên quan đến y học, kĩ năng chuyên môn cũng như quy trình chăm sóc sức khoẻ người bệnh, cụ thể như sau:

  • Giải phẫu học
  • Ngoại khoa, nội khoa
  • Sản khoa, nhi khoa
  • Phục hồi chức năng
  • Kỹ năng chăm sóc người già, phụ nữ, trẻ em
  • Hóa, Sinh, Vật lý, Tâm lý học
  • Hồi sức cấp cứu

Ngoài ra, bạn nên tham khảo thêm các môn học ngành điều dưỡng để có cái nhìn rõ nhất về chương trình đào tạo của ngành học ngày.

học điều dưỡng

Điều dưỡng viên sẽ có những kiến thức cơ bản của từng chuyên ngành y khác nhau. Nhằm phục vụ vào kiến thức chăm sóc bệnh nhân thuộc nhiều loại bệnh. Ngành này được đào tạo hệ chính quy 4 năm, sinh viên ra trường sẽ nhận được bằng cử nhân điều dưỡng. Ngành điều dưỡng chú trọng vào kỹ năng thực hành hơn cả. Vì vậy từ lúc còn là sinh viên, bạn hãy tranh thủ xin thực tập sớm để có thêm nhiều kinh nghiệm làm việc.

Để quyết định xem bản thân có phù hợp học ngành này không, bạn có thể tham khảo thông tin học điều dưỡng có khó không để từ đó so sánh đối chiếu với năng lực của bản thân và đưa ra quyết định tốt nhất.

5. Học điều dưỡng ra làm gì?

Tính đến thời điểm hiện tại, nghề điều dưỡng đang là một trong những công việc thu hút nhiều người quan tâm vì cơ hội nghề nghiệp mở rộng. Vậy học điều dưỡng ra trường làm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong phần viết dưới đây:

  • Làm việc tại các bệnh viện lớn/nhỏ hoặc trung tâm chăm sóc sức khoẻ của nhà nước hoặc tư nhân.
  • Trở thành nghiên cứu sinh về chuyên ngành điều dưỡng tại các trung tâm nghiên cứu y tế, khoa học, chăm sóc và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân.
  • Học lên cao để làm giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng về điều dưỡng.
  • Nghiên cứu sản phẩm tại các công ty sản xuất công cụ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe.

6. Tại sao nên chọn ngành điều dưỡng?

Nếu bạn còn đang phân vân có nên chọn học điều dưỡng hay không thì hãy cùng tìm hiểu những lợi thế mà ngành này mang lại trong thời gian gần đây. Đầu tiên, xã hội đang rất cần điều dưỡng viên. Điều này đã tạo điều kiện tốt cho các bạn sinh viên theo học ngành này có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm hơn. Bởi vậy, nếu bạn đã có dự định hay đang do dự hoặc chưa có định hướng công việc khác, thì bạn có thể tìm hiểu và theo học ngành này. Đặc biệt, nếu đang băn khoăn con gái nên học ngành gì thì ổn định thì đây sẽ là một gợi ý tuyệt vời mà bạn nên tham khảo.

Tiếp đến, học ngành điều dưỡng, sinh viên sẽ được phát triển kĩ năng mềm, bao gồm các kỹ năng: rèn luyện trình độ ngoại ngữ tiếng Anh chuyên ngành điều dưỡng, đào tạo kỹ năng giao tiếp để tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm và có nhiều trải nghiệm thực tế cho bản thân.

Ngoài ra, nếu bạn học tốt và có thành tích học tập tốt thì khả năng xin việc vào các trung tâm, bệnh viện y tế lớn tại nước ngoài là rất lớn. Và đặc biệt, điều dưỡng còn là một trong những ngành nghề được ưu tiên xét hồ sơ định cư lâu dài ở một số quốc gia như Canada, Úc hay Đức nên bạn sẽ có cơ hội sinh sống ở nước ngoài cao hơn.

Nếu không đủ điều kiện vào các trường đại học, bạn có thể tìm hiểu chương trình dạy của hệ cao đẳng, trung cấp của ngành này xem bản thân phù hợp với hệ đào tạo nào. Chi tiết xem tại:

7. Bạn có phù hợp với nghề điều dưỡng không?

Đối với bất kì công việc nào cũng đòi hỏi nhiều yếu tố như kiến thức, kĩ năng cũng như cách ứng phó và xử lý tình huống nhanh nhạy. Đặc biệt, ngành điều dưỡng còn liên quan đến sức khoẻ và mạng sống của con người nên càng đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm làm việc lâu năm. Để biết bản thân có phù hợp với với ngành điều dưỡng hay không, bạn hãy điểm qua một số yêu cầu riêng biệt của ngành nghề này dưới đây nhằm đưa ra định hướng tốt nhất cho bản thân mình.

Những tố chất phù hợp học chuyên ngành Điều dưỡng, bao gồm:

  • Kiên nhẫn, chịu được áp lực công việc
  • Tính tỉ mỉ và cẩn thận
  • Có lòng nhân ái, yêu nghề
  • Thận trọng
  • Nhanh nhẹn, linh hoạt
  • Có khả năng giao tiếp tốt
  • Khả năng tiếp thu kiến thức

Từ các thông tin trên, hi vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất về ngành điều dưỡng, cũng như trả lời được các câu hỏi liên quan đến điều dưỡng là gì, ra trường làm gì và cơ hội tìm kiếm việc làm ra sao. Mong rằng mỗi bạn học viên sẽ tìm được hướng đi phù hợp với bản thân mình và có lựa chọn đúng đắn khi học ngành điều dưỡng trong năm 2023.

Hiện tại ở Việt Nam có rất nhiều trường đào tạo ngành nghề này, bạn có thể đăng ký học. Tuy nhiên, để mở rộng cơ hội nghề nghiệp, bạn có thể lựa chọn đi du học ngành điều dưỡng tại các quốc gia tiên tiến hàng đầu hiện nay như Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc,…

du học điều dưỡng nhật bản

5/5 - (1 bình chọn)