Trang chủ » Xuất khẩu lao động » Tình hình XKLĐ hiện nay và 3 lưu ý an toàn cho người lao động

Tình hình XKLĐ hiện nay và 3 lưu ý an toàn cho người lao động

Ngày cập nhật : 16/01/2024Lượt xem: 249

Ngày cập nhất mới nhất : 16 / 01 / 2024

Sau khi thị trường các nước phục hồi và mở cửa trở lại sau dịch covid 19 thì số lượng người xuất khẩu lao động đi nước ngoài làm việc ngày càng bùng nổ. Vậy tình hình XKLĐ hiện nay như thế nào? Người lao động có nên tiếp tục đi làm việc ở nước ngoài vào thời điểm hiện tại hay không? Nếu đi thì cần phải lưu ý điều gì để tránh những rủi ro. Hãy cùng Nam Chau IMS cập nhật những thông tin mới nhất dưới đây để có quyết định sáng suốt, phù hợp nhất.

1. Tình hình XKLĐ hiện nay như thế nào?

Theo như thống kê của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội thì số lượng lao động ở Việt Nam đi nước ngoài làm việc ngày càng gia tăng. Đa phần người lao động nước ta có độ tuổi trẻ dao động từ 18 – 35 tuổi.

Cục quản lý lao động nước ngoài cho biết tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 3/2023 là 9.494 lao động. Trong đó lao động nữ là 3.420, con số này tăng 8,66 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo thống kê, xu hướng đi xuất khẩu lao động của nước ta tại các quốc gia như sau:

  • Nhật Bản chiếm 5,223 lao động
  • Đài Loan 3.435 lao động
  • Trung Quốc là 278 lao động
  • Hồng Kông 137 lao động
  • Hàn Quốc 48 lao động
  • Hungary 124 lao động
  • Rumani là 25 lao động

Theo số liệu thống kê ta có thể thấy đến 95% lao động hướng đến các nước là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan… còn lại 5% là sang các nước Châu Mỹ và Châu Âu.

tình hình xuất khẩu lao động hiện nay

Bộ Thương binh Lao động và Xã hội cũng cho biết lao động đi nước ngoài làm việc sẽ có thu nhập cao hơn nhiều so với làm việc ở trong nước. Đóng góp khá nhiều vào ngoại tệ của đất nước. Điều đó còn giúp tăng tích luỹ, cải thiện đời sống của lao động cũng như gia đình.

2. Thực trạng tiếp nhận nguồn lao động của các nước

Không chỉ ở Việt Nam mà các nước khác đều có sự thay đổi về chính sách để thích ứng và phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid 19. Điều đó được thể hiện thông qua việc kinh doanh dịch vụ và đẩy mạnh hoạt động sản xuất. Do vậy, nhu cầu tiếp nhận nguồn lao động xuất khẩu ngày càng tăng mạnh. Đây cũng chính là thời cơ thuận lợi để nước ta tăng cường đưa lao động đi xuất khẩu làm việc tại các nước.

Năm 2024 mục tiêu của nước ta là hướng đến và sẽ tiếp tục giữ vững ở những thị trường tiếp nhận lao động truyền thống. Đồng thời sẽ có kế hoạch mở rộng tăng dần số lượng lao động nước ta đi làm việc ở một số nước Châu Âu trong các ngành nghề mới, công việc mới ổn định với thu nhập cao hơn.

Để đưa ra quyết định tốt nhất, bạn nên tham khảo thêm những chia sẻ dưới đây:

Có nên đi nước ngoài làm việc không?

Nên đi XKLĐ nước nào?

Biết tiếng Anh nên đi xuất khẩu nước nào?

3. Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực xuất khẩu lao động ở nước ta

Nhà nước ta hiện nay đang có kế hoạch tập trung đẩy mạnh các công tác gắn kết giữa doanh nghiệp dịch vụ đến các trường, trung tâm, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc chuẩn bị cũng như đào tạo nguồn nhân lực đi làm việc tại nước ngoài. Chú trọng tăng cường chất lượng, đẩy mạnh hiệu quả công tác tuyển dụng. Chọn lọc, đào tạo người lao động về tay nghề, ngoại ngữ, ý thức tổ chức kỷ luật. Điều đó nhằm đáp ứng tối đa yêu cầu của thị trường nước ngoài tiếp nhận lao động. Đồng thời cũng tạo được vị thế của người lao động nước ta khi làm việc tại nước ngoài.
Kế hoạch đào tạo nhân lực của nhà nước không chỉ nâng cao ý thức kỷ luật của người lao động mà còn phòng tránh việc người lao động bị cưỡng bức, lạm dụng, vắt kiệt sức lao động khi làm việc ở nước bạn.

Ngoài ra để lành mạnh hoá thị trường XKLĐ hiện nay thì công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật, thông tin về lĩnh vực người lao động làm việc tại nước ngoài cũng đang được đẩy mạnh. Từ đó góp phần nâng cao nhận thức của người dân, xã hội. Hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật, lừa đảo trong xuất khẩu lao động.

4. Đi XKLĐ hiện nay người lao động cần chú ý điều gì?

Với tình hình xuất khẩu lao động hiện nay thì người lao động phải chú ý những điều sau:

4.1 Phải tìm đến những đơn vị tư vấn XKLĐ uy tín

Trước khi đi XKLĐ tại một đất nước nào đó thì bạn phải tìm hiểu thật kỹ thị trường nước đó ra sao. Hãy tìm đến những công ty xuất khẩu lao động uy tín được nhà nước cấp phép đưa người đi XKLĐ để đảm bảo được quyền lợi của mình. Không nên đăng ký ở những công ty chưa được cấp phép khiến tiền thì mất mà vẫn không được xuất cảnh lao động. Không chỉ vậy việc XKLĐ ở những công ty không được cấp phép thì bạn phải chịu nhiều hệ luỵ như bị quốc gia sở tại phạt tù vì làm việc cư trú bất hợp pháp, phạt tiền và trục xuất về nước… khiến tiền mất tật mang.

Bạn có thể cập nhật danh sách các công ty XKLĐ bị thu hồi giấy phép để tránh đăng ký tại những đơn vị này và gặp phải rủi ro!

4.2 Chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của nước bạn đang làm việc

Trong thời gian làm việc tại nước bạn người lao động cần phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nước đó. Đồng thời tuân thủ những điều lệ đã được ký kết trong hợp đồng lao động. Hết hạn thì phải về nước không được trốn ở lại. Nếu trốn ở lại mà bị các cơ quan chức năng phát hiện thì bạn sẽ bị trục xuất về nước. Hơn thế nữa còn bị cấm xuất cảnh trong một thời gian nhất định theo pháp luật của mỗi nước.

4.3 Có vấn đề phát sinh người lao động phải báo với công ty đưa mình đi giải quyết

Trong quá trình bạn làm việc tại thị trường nước ngoài nếu có vấn đề gì phát sinh thì bạn phải báo với trung tâm, công ty chủ quản đưa đi để giải quyết. Không được tự ý bỏ trốn hay tự bỏ về nước sẽ mất quyền lợi của mình. Theo như điểm Đ, khoản 1, Điều 6 Luật người lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 quy định “ Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị người sử dụng lao động cưỡng bức, ngược đãi. Hoặc có nguy cơ đe dọa đến sức khoẻ, tính mạng, bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc tại nước ngoài. Hãy báo với các cơ quan chức năng nếu không may dính vào các đường dây “ buôn người”.

Trong quá trình đi XKLĐ nếu không may bị dính vào các đường dây “ đi chui”, “ buôn người” ở nước ngoài bị cơ quan nước sở tại bắt giữ thì hãy liên hệ với gia đình ngay. Gia đình phải trình báo với sở Ngoại vụ nơi người lao động cư trú. Cơ quan này sẽ hiên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại nước mà lao động bị giam giữ để làm thủ tục đưa bảo hộ cho công dân về nước.

Như vậy, qua bài viết trên Nam Chau IMS đã chia sẻ đến bạn một số thông tin về tình hình XKLĐ hiện nay. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin thật bổ ích.

5/5 - (1 bình chọn)