Trang chủ » Tin tức » Ngành Logistics là gì? Học Logistics ra làm gì? Học trường nào?

Ngành Logistics là gì? Học Logistics ra làm gì? Học trường nào?

Ngày cập nhật : 24/05/2023Lượt xem: 1405

Ngày cập nhất mới nhất : 24 / 05 / 2023

Ngành Logistics đóng vai trò quan trọng trong thời đại toàn cầu hoá, đặc biệt trong quá trình hội nhập và phát triển con người. Vậy cụ thể ngành Logistics là gì? Học Logistics ra trường làm gì và nên học ở trường nào? Bạn có hợp với ngành nghề này không? Nếu đang băn khoăn trong việc lựa chọn ngành học thì hãy cùng Nam Chau IMS tìm hiểu ngành nghề này để có quyết định tốt nhất cho bản thân.

1. Ngành Logistics là gì?

Logistics hay còn gọi là quản lý chuỗi cung cứng là ngành nghề liên quan đến hoạt động mang tính dây chuyền, kết nối của nhiều hoạt động đồng thời tham gia vào quá trình sản xuất, cung ứng hàng hoá và dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Hoặc hiểu một cách đơn giản, Logistics đảm bảo vòng đời của một sản phẩm và hoạt động kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp nhằm đạt hiểu quả cao nhất.

logistics là ngành gì

2. Các vị trí trong ngành Logistics

Tính đến thời điểm hiện tại, ngành Logistics đang cần tuyển dụng nguồn nhân lực rất lớn. Tuy nhiên Logistics tại Việt Nam còn khá mới mẻ và ít sinh viên theo học. Hoặc những người đang theo học nhưng không nắm rõ chính xác các vị trí trong ngành Logistics. Trên thực tế, ngành Logistics sẽ bao gồm các vị trí công việc như sau:

  • Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu và Logistics là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và cần phải áp dụng các kiến thức để thúc đẩy quá trình mua hàng nhanh chóng nhất.
  • Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu là một lựa chọn phù hợp với hầu hết các bạn muốn tham gia vào Logistics vì yêu cầu đơn giản về ngoại ngữ cũng như trình độ chuyên môn.
  • Nhân viên thu mua là nghề nghiệp có tính học hỏi rất cao và bạn phải cập nhập giá cả cũng như thông tin về các nguyên vật liệu mới liên tục.
  • Nhân viên thanh toán quốc tế sẽ hỗ trợ khách hàng thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế như: mở L/C, chuyển T/T, D/P, kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ,…
  • Nhân viên hiện trường là một lựa chọn thích hợp cho những bạn sinh viên mới tốt nghiệp vì yêu cầu đơn giản về ngoại ngữ cũng như trình độ chuyên môn.
  • Nhân viên giao nhận/vận tải là người chịu trách nhiệm tất cả các khâu trong việc chuyển thư từ, kiện hàng hay hàng hóa.
  • Nhân viên kho bãi, cung ứng sẽ quản lý sản phẩm được lấy ra từ đâu, lấy bao nhiêu, kho hàng xa trung tâm thì phân phối như thế nào, vận chuyển hàng hóa ra sao để thực hiện công việc sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng trong ngành Logistics đòi hỏi bạn phải liên tục nắm bắt thông tin về tình trạng hàng hóa trong thời gian vận chuyển để cập nhập liên tục cho khách hàng.
  • Nhân viên hải quan đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính hợp pháp của hàng hóa xuất, nhập khẩu và sự luân chuyển hàng hóa giúp cảng không bị tắc nghẽn.

3. Ngành Logistics thi khối nào?

Ngành Logistics đang phát triển mạnh mẽ khắp các quốc gia trên thế giới. Bắt kịp xu hướng đổi mới đó, các trường học cũng mang ngành nghề này vào giảng dạy cho sinh viên với nền tảng kiến thức phong phú và phương pháp học hiện đại. Ngoài ra, sinh viên cũng có nhiều lựa chọn hơn trong các khối thi tuyển vào ngành Logistics. Cụ thể để thi vào ngành này, bạn cần xét tuyển khối thi cao đẳng, đại học như sau:

  • A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • A01 (Toán, Lý, Anh)
  • C00 (Văn, Sử, Địa)
  • C01 (Văn, Toán, Lý)
  • D01 (Văn, Toán, Anh)
  • D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • D90 (Toán. Anh, KHTN)

4. Điểm chuẩn ngành Logistics bao nhiêu?

Điểm chuẩn ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng luôn chiếm top đầu ở các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam và nước ngoài. Theo đó, năm 2022, điểm chuẩn của ngành này lấy 28.33 điểm tích hợp chứng chỉ quốc tế với thí sinh nhóm 3, cao nhất trong 60 ngành và chương trình. Dự đoán đến năm 2023, điểm chuẩn ngành Logistics sẽ tăng lên từ 0,25 đến 0,5 điểm.

5. Học Logistics ở đâu? Ngành Logistics học trường nào?

Như đã khẳng định ở trên, ngành Logistics đang rất phát triển và bạn có thể thấy sự xuất hiện của chúng ở tất cả các lĩnh vực trong đời sống. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn tìm kiếm được những khoá học liên quan đến ngành nghề này ở bất kì đâu từ trung tâm dạy nghề đến các trường cao đẳng hoặc đại học, thậm chí là tham gia các khoá học ngắn hạn trên mạng.

Nhưng để đảm bảo chất lượng đầu ra cũng như đạt bằng cấp tốt nhất, bạn nên tìm kiếm khoá học này tại các trường học uy tín ở trong và ngoài nước. Dưới đây là một số trường học đào tạo ngành Logistics:

  • Trường đại học Giao thông vận tải TP.HCM
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Trường đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Đại học Thương mại
  • Đại học Kinh tế TP.HCM
  • Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội
  • Trường đại học Hàng hải Việt Nam
  • Trường Đại học kinh tế – Đại học Đà Nẵng
  • Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam
  • Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM
  • Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội

6. Học Logistics học những gì?

Logistics là ngành học đa dạng và có rất nhiều nhánh đào tạo liên quan, chủ yếu liên quan đến ba mảng chính: kho bãi, vận chuyển và giao nhận. Khi theo học Logistics, sinh viên sẽ được hướng dẫn chuyên sâu về các vấn đề như sau:

Về kiến thức, sinh viên được được trang bị những kiến thức cơ bản về lĩnh vực kinh tế, logistics, kinh doanh vận tải và vận tải đa phương thức và những kiến thức chuyên môn về tổ chức vận chuyển, tổ chức xếp dỡ, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị Logistics, hệ thống thông tin Logistics,…

Về kĩ năng, sinh viên được thực hành bài bản để xây dựng và tổ chức thực hiện quá trình công nghệ vận tải, chuỗi cung ứng dịch vụ logistics. Ngoài ra, người học còn được tham gia học tập chuyên môn, thực hành thực tế tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực Logistics trong và ngoài nước.

7. Học Logistics ra làm gì?

Có rất nhiều công việc liên quan đến Logistics để bạn chọn lựa sau khi tốt nghiệp. Đối với sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn hãy ứng tuyển vào các công ty dịch vụ Logistics, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, dịch vụ vận tải, giao nhận,… Nơi đây có nhiều phòng ban phù hợp chuyên môn như dịch vụ khách hàng, kho vận, cung ứng vật tư, kế toán, kinh doanh quốc tế, marketing, khai thác, kế hoạch. Sau này, bạn có thể thăng tiến lên các chức vụ như: Vận hành kho, kinh doanh, chứng từ, khai thác cảng, hải quan, thanh toán quốc tế, chăm sóc khách hàng,…

logistics ra trường làm gì

8. Lương ngành Logistics bao nhiêu?

Mức lương trung bình của ngành Logistic dao động từ 8 đến 10 triệu/tháng. Các bạn sinh viên sau khi ra trường sẽ có mức lương khởi điểm khoảng 6 đến 8 triệu/tháng. Cao nhất là 20 đến 35 triệu/tháng cho những người có năng lực chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

9. Có nên học Logistics không?

Tính đến thời điểm hiện tại, Logistics là ngành học tiềm năng và sinh viên nên thử sức theo đuổi. Dưới đây là một số lý do bạn nên học Logistics ngay từ bây giờ.

Học logistics mang lại mức lương cao: Theo các thống kê uy tín, mức lương của người làm việc trong ngành Logistics tương đối đa dạng và mang tính cạnh tranh so với các ngành khác. Sinh viên mới ra trường có thể kiếm được công việc với mức từ 300 USD trở lên.

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở với đa dạng ngành nghề khác nhau như: Nhân viên vận hành kho, nhân viên chứng từ, nhân viên kinh doanh, nhân viên giao nhận, nhân viên hiện trường, nhân viên cảng,…

Trải nghiệm môi trường kinh doanh quốc tế: Bạn sẽ có cơ hội phát triển những mối quan hệ với các đối tác chuyên nghiệp trên toàn thế giới. Đây là cơ hội tốt để bạn trải nghiệm và nâng cao kỹ năng của mình.

10. Yêu cầu của ngành Logistics? Ngành Logistics phù hợp với ai?

Logistics là ngành khá mới mẻ ở Việt Nam. Đa phần những người theo học Logistics cần phải đáp ứng được các yêu cầu như: tư duy logic – tổng hợp, phản biện tốt, có tính sáng tạo cao, sự tỉ mỉ cẩn thận và đặc biệt là khả năng ngoại ngữ tốt. Vì thế, ngành Logistics phù hợp với tất cả mọi người nếu như bạn có đầy đủ kiến thức và có các kĩ năng cơ bản sau:

  • Khả năng thích nghi tốt, chịu được áp lực cao
  • Năng động, nhạy bén và có tư duy về logic tốt
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Có kỹ năng đàm phán, thuyết phục và trình bày vấn đề
  • Có tố chất của người quản lý và khả năng giao tiếp tốt
  • Có tinh thần trách nhiệm cao
  • Giỏi ngoại ngữ và tin học

11. Các câu hỏi về ngành Logistics

Trong phần này, Năm Châu IMS sẽ giải đáp những câu hỏi liên quan đến Logistics 2023 để bạn có cái nhìn tổng quát hơn về ngành này.

11.1. Những khó khăn khi học ngành Logistics là gì?

Bên cạnh những thuận lợi kể trên thì học ngành Logistics cũng mang lại sự khó khăn nhất định, có thể kể đến như:

  • Phải đáp ứng nhiều chỉ tiêu KPI
  • Nhiều quy định khắt khe
  • Thường xuyên làm ngoài giờ
  • Phải có kiến thức rộng và có khả năng ứng phó linh hoạt
  • Tính cạnh tranh cao
  • Áp lực công việc lớn

11.2. Học phí ngành Logistics bao nhiêu?

Sinh viên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng sẽ học thành nhiều học kỳ vào mỗi năm. Học phí bình quân từ 18 đến 20 triệu đồng/học kỳ tuỳ vào từng trường bạn theo học.

11.3. Học Logistics có khó không

Học Logistics không quá khó như nhiều người vẫn nghĩ. Nếu như có đủ sự kiên nhẫn, chăm chỉ và tích cực ôn luyện kiến thức thì bạn hoàn toàn có thể chinh phục được ngành nghề này. Vì vậy với những bạn trẻ đang băn khoăn về việc không giỏi môn nào nên học ngành gì thì có thể lựa chọn Logistics.

11.4. Con gái có nên học Logistics không?

Có thể khẳng định con gái học và làm về các công việc liên quan đến Logistics là một lợi thế lớn. Như đã phân tích ở trên, Logistics đòi hỏi người học phải có các tố chất như tư duy logic, tư duy tổng hợp, phản biện, sáng tạo, tỉ mỉ và đặc biệt là khả năng ngoại ngữ. Có thể thấy, phái nữ không chỉ làm được mà còn có cực kì nhiều lợi thế trong những lĩnh vực này.

11.5. Học Logistics nên học ngoại ngữ nào?

Một yếu tố đặc biệt cần thiết để theo ngành Logistics là ngoại ngữ, hãy tìm một lớp tiếng Anh giao tiếp tốt để theo học, sao cho có thể nghe, nói, hiểu, và viết được ngôn ngữ phổ biến này.

11.6. Ngành Logistics có dễ xin việc không?

Qua những kiến thức và kỹ năng sinh viên được đào tạo khi theo học ngành Logistics, có thể thấy sau khi tốt nghiệp, sinh viên dễ dàng tìm kiếm các công việc liên quan đến ngành học, đảm nhận nhiều vị trí khác nhau tại các doanh nghiệp chuyên về logistics.

11.7. Học Logistics nên mua máy tính gì?

Để phục vụ tốt nhất cho quá trình học Logistics, sinh viên nên cân nhắc lựa chọn một số hãng máy tính tối ưu về cả chất lượng lẫn giá cả dưới đây:

  • Dell Inspiron 3511
  • HP 14s-cr2005tu
  • Dell XPS 9560
  • Dell Inspiron 3501
  • HP Probook 440 G8
  • Dell Inspiron 5547
  • Macbook Air 2015 A1466
  • HP Pavilion 13-an

Như vậy, với những thông tin kể trên, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, vai trò cũng cơ hội việc làm ngành này trong tương lai. Và đặc biệt bạn có thể cân nhắc nghiêm túc về việc chọn lựa học ngành này trong thời gian sắp tới.

Ngoài Logistics, bạn có thể tham khảo thêm một số ngành nghề có cơ hội việc làm và mức lương hấp dẫn được các bạn trẻ quan tâm hiện nay để lựa chọn ngành học phù hợp nhất với bản thân:

5/5 - (1 bình chọn)