Ngày cập nhất mới nhất : 20 / 12 / 2023
Visa du học Nhật Bản là loại giấy tờ bắt buộc đối với những bạn có mong muốn đi du học tại quốc gia này. Vậy xin visa du học Nhật có khó không? Nhiều du học sinh trong quy trình làm thủ tục xin visa còn khá lúng túng, đặc biệt là trong cách viết đơn xin visa Nhật Bản theo mẫu mới nhất hiện nay. Vậy hãy cùng Năm Châu IMS tìm hiểu cách xin visa đi du học Nhật Bản theo quy định mới nhất hiện nay đồng thời cập nhật những kinh nghiệm để gia tăng cơ hội tỷ lệ đỗ nhé.
1. Visa du học Nhật Bản là gì?
Visa du học Nhật Bản là loại visa cấp cho người nước ngoài muốn đến Nhật Bản để theo học tại các trường đại học, cao đẳng hoặc trường Nhật ngữ. Visa này cho phép du học sinh Nhật Bản lưu trú và học tập tại quốc gia này trong thời gian quy định của chương trình học tập. Để xin visa du học, du học sinh cần có đủ hồ sơ và giấy tờ theo quy định, thư mời từ trường tại Nhật Bản và có khả năng tài chính đảm bảo chi phí sinh hoạt và học tập trong suốt thời gian lưu trú tại Nhật Bản.
2. Các loại visa du học Nhật Bản
Visa Nhật Bản được chia làm 2 loại, phụ thuộc vào mục đích đi du học của bạn:
- Visa học tiếng: có thời hạn 1 năm, sau đó các bạn có thể gia hạn thêm, tối đa lên đến 2 năm
- Visa học trường chuyên môn (đại học, sau đại học): có thể xin gia hạn visa đi du học Nhật Bản trong 1 năm hoặc 2 năm, sau khi hết hạn có thể gia hạn đến khi tốt nghiệp.
3. Các cách xin visa du học sinh Nhật Bản
Để có thể xin được visa đi du học Nhật Bản thì buộc các bạn phải có Giấy chứng nhận tư cách lưu trú COE.
Xin Visa du học khi chưa có “Giấy chứng nhận tư cách cư trú”
Đối với trường hợp này, các bạn sinh viên chưa chưa có Giấy chứng nhận tư cách lưu trú nhưng muốn xin làm thủ tục visa du học Nhật Bản. Cách này sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian hơn, bên cạnh đó tỉ lệ thất lạc giấy tờ cũng khá cao do quá trình gửi đi gửi lại hồ sơ giữa 2 nước, gây cản trở quá trình xin visa du học Nhật.
Xin Visa du học khi có “Giấy chứng nhận tư cách cư trú”
Trường hợp khác là các bạn sinh viên nhờ đại diện là phía nhà trường hoặc trung tâm tư vấn du học Nhật Bản uy tín xin cấp giất chứng nhận tư cách lưu trú của Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản. Và bạn chỉ cần nộp hồ sơ và phỏng vấn xin visa nữa mà thôi. Cách này sẽ nhanh chóng và thuận tiện hơn, không mất quá nhiều thời gian của bạn.
4. Điều kiện xin visa du học Nhật Bản
Để xin visa du học Nhật Bản, du học sinh cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và giấy tờ cần thiết. Điều kiện cụ thể có thể thay đổi tùy vào từng quốc gia, nhưng thông thường bao gồm:
- Thư mời từ trường tại Nhật Bản: Du học sinh cần nhận được thư mời chính thức từ trường đại học, cao đẳng hoặc trường Nhật ngữ mà họ đăng ký học.
- Hồ sơ xin visa: Bao gồm đơn xin visa, hình ảnh chân dung, giấy chứng nhận học tập và tài chính, hộ chiếu hợp lệ, và các giấy tờ chứng minh về mục đích du học.
- Chứng minh tài chính du học Nhật: Du học sinh cần có đủ khả năng tài chính để chi trả chi phí học tập và sinh hoạt tại Nhật Bản.
- Thư giới thiệu: Đôi khi cần có thư giới thiệu từ người đại diện của du học sinh tại quê hương.
Ngoài ra, du học sinh cần tuân thủ quy định và luật pháp của Nhật Bản, đảm bảo tuân thủ các quy tắc và điều kiện của visa du học trong suốt thời gian lưu trú tại đất nước này.
5. Thủ tục quy trình xin visa du học Nhật
Quy trình xin visa du học Nhật Bản bao gồm các bước sau:
- Nhận thư mời từ trường Nhật Bản: Du học sinh nhận thư mời chính thức từ trường mà họ đăng ký học.
- Chuẩn bị hồ sơ và giấy tờ cần thiết: Bao gồm đơn xin visa, hình ảnh chân dung, giấy chứng nhận học tập và tài chính, hộ chiếu hợp lệ, và các giấy tờ chứng minh về mục đích du học.
- Nộp hồ sơ và phí xin visa: Du học sinh nộp hồ sơ và phí xin visa tại đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Nhật Bản tại quê hương.
- Phỏng vấn visa: Một số trường hợp cần tham gia phỏng vấn visa để xác nhận mục đích du học.
- Chờ thông báo kết quả: Thời gian xử lý visa thường dao động từ vài tuần đến vài tháng.
- Nhận visa: Nếu hồ sơ được chấp thuận, du học sinh nhận được visa du học Nhật Bản và có thể lên kế hoạch cho việc nhập học.
Quy trình xin visa du học Nhật Bản có thể phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Du học sinh nên đọc kỹ thông tin và hướng dẫn từ đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Nhật Bản để đảm bảo tuân thủ đúng quy trình.
6. Hồ sơ giấy tờ xin visa du học Nhật Bản cần những gì?
Để nộp hồ sơ xin Visa du học đối với người đã xin được Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú (COE), các bạn hãy chuẩn bị đầy đủ những loại giấy tờ sau:
Giấy tờ | Số lượng | Loại | |
1. Hộ chiếu | 1 | Bản gốc | |
2. Tờ khai xin visa | Dán sẵn ảnh thẻ 4.5cm×4.5cm Phần cuối cùng của tờ khai xin visa, người xin visa chính chủ phải ký giống với chữ ký trên hộ chiếu. Mặt sau ảnh phải ghi rõ họ tên. Hồ sơ sẽ không được tiếp nhận nếu hình ảnh có chỉnh sửa.
| 1 | Bản gốc |
3. Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú (COE) | 2 | 1 Bản gốc 1 Bản photo copy | |
4. Để xin visa du học tại các trường tiếng Nhật cần phải nộp: | Giấy xác nhận văn bằng tốt nghiệp trung học phổ (Những người chưa dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông cần nộp bản sao học bạ có dấu xác nhận của trường) | 1 | Bản gốc |
Chứng chỉ năng lực tiếng Nhật | 1 | Bản photo copy | |
Tài liệu xác nhận chính xác bản thân | 1 | Bản gốc | |
Giấy phép nhập học | 1 | Bản gốc |
Một số giấy tờ khác bắt buộc cần có trong hồ sơ xin visa du học Nhật Bản
- Ảnh 3×4 (10 chiếc) và 4,5 x 4,5 (2 chiếc), 4×6 (2 chiếc)
- Học bạ cấp 3 hoặc Bảng điểm (sinh viên đang học hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học)
- Bằng tốt nghiệp
- Bằng tốt nghiệp cấp 3 hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời với học sinh sắp tốt nghiệp.
- Giấy xác nhận sinh viên (sinh viên đang học) hoặc Bằng tốt nghiệp (sinh viên đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học)
- Giấy khai sinh
- Chứng minh nhân dân của học sinh
- Chứng minh thư nhân dân của người bảo lãnh: ưu tiên bố hoặc mẹ
- Hộ khẩu có thông tin học sinh. Trong trường hợp người bảo lãnh không cùng hộ khẩu với học sinh thì cần mang cả sổ hộ khẩu của người bảo lãnh.
Giấy tờ người bảo lãnh
- Đối với hộ kinh doanh riêng: giấy phép kinh doanh, giấy khai thuế môn bài 3 năm gần nhất
- Đối với cán bộ công nhân viên chức: Giấy xác nhận bảng lương (bổ sung: giấy phép kinh doanh, giấy khai thuế môn bài 3 năm gần nhất của công ty, cơ quan đang làm việc)
- Đối với hộ gia đình bình thường: Sổ đỏ nhà đất hoặc chứng nhận quyền sử dụng đất
- Hộ chiếu Bản gốc (có thể nộp bổ sung sau, nhưng phải sớm hơn ít nhất 2 tháng trước thời điểm dự định xuất cảnh)
- Giấy xác nhận công việc học sinh (nếu đã từng đi làm) bản gốc do công ty bạn đã làm ký, đóng dấu ghi rõ làm từ tháng/năm nào đến tháng/năm nào (phải có thông tin: tên công ty, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế)
Như vậy xin visa đi du học Nhật Bản có khó không còn dựa vào người bảo lãnh cho bạn. Trong trường hợp người bảo lãnh không thoả mãn điều kiện nào đó thì việc xin visa của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Khi đến đại sứ quán nộp hồ sơ xin visa du học Nhật Bản, bạn nên chuẩn bị thêm bút, hồ dán, ảnh, tờ khai xin visa trắng để tiện chỉnh sửa nếu có sai sót.
Thời gian nộp hồ sơ xin visa từ thứ 2 đến thứ 6 (nghỉ thứ 7, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ của đại sứ Quán Nhật Bản). Chỉ tiếp nhận hồ sơ vào buổi sáng: từ 8h30 đến 11h30.
Lưu ý:
- Nếu hồ sơ nộp thiếu giấy tờ hoặc nội dung không điền đầy đủ sẽ không được tiếp nhận.
- Trong một số trường hợp đặc biệt, người xin visa có thể sẽ được yêu cầu bổ sung giấy tờ hoặc yêu cầu phỏng vấn.
- Trình nộp thêm một bản photocopy nếu cần lấy lại bản gốc.
- Tất cả giấy tờ trong hồ sơ trình nộp phải trong vòng 3 tháng kể từ ngày phát hành (trừ các giấy tờ có ghi rõ thời gian có hiệu lực).
- Nếu Đại sứ quán yêu cầu nhưng không bổ sung giấy tờ hoặc không phỏng vấn, hồ sơ sẽ không được thụ lý.
7. Nộp hồ sơ xin visa du học Nhật Bản ở đâu?
Tại Việt Nam, các bạn nộp hồ sơ xin visa du học trực tiếp cho Đại sứ quán Nhật Bản.
Đối với các bạn khu vực phía bắc trở vào đến Đăk Lăk, có thể xin cấp Visa tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội.
Những bạn trong miền nam có thể xin tại Đại sứ quán Nhật Bản tại TP.HCM.
Lưu ý: Những hồ sơ xin visa gửi đến Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản bằng đường fax hay đường bưu điện sẽ không được chấp nhận thụ lý.
8. Cách điền đơn xin visa du học Nhật
Đơn xin visa đi du học Nhật Bản bao gồm 2 trang với đầy đủ thông tin cơ bản của người xin visa như: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính,… các bạn hãy điền thông tin vào form.
Mẫu đơn xin visa du học có 2 dạng là có mã code và không có mã code.
Tiếng Anh là ngôn ngữ chính ở tờ Đơn xin visa du học Nhật Bản, đây cũng là những từ ngữ khá thông thuộc với các bạn học sinh. Khi các bạn đi du học Nhật sẽ được hướng dẫn để khai thông tin vào form vì thế đừng có lo lắng nhé.
Link tải form trực tiếp từ website của cơ quan lãnh sự: https://www.mofa.go.jp/files/000124525.pdf
8.1 Hướng dẫn viết đơn xin visa du học Nhật Bản không có mã code
*Lưu ý khi điền đơn: Các bạn điền thông tin bằng chữ in hoa nhé. Ảnh thẻ trên form phải rõ nét và dán đúng vị trí, không bị xô lệch.
Trang 1: Điền thông tin cá nhân
1. Surname: Họ
2. Given and middle names: Tên, chữ lót
3. Other names: Tên khác. Nếu không có bỏ qua
4. Date of Birth: Ngày sinh
5. Place of Birth: Nơi sinh, ghi thành phố, tỉnh, quốc gia
6. Sex: Giới tính. Trong đó: Nam chọn ‘Male’; Nữ chọn ‘Female’
7. Marital Status: Tình trạng hôn nhân
- Single: Độc thân
- Married: Đã kết hôn
- Widowed: Vợ/chồng đã mất
- Divorced: Ly hôn
8. Nationality or Citizenship: Quốc tịch
9. Former and/or other nationalities or citizenships: Quốc tịch cũ / khác. Nếu không có thì bỏ qua
10. ID No. issued by your government: Số chứng minh thư
11. Passport type: Loại hộ chiếu
- Diplomatic: Hộ chiếu ngoại giao
- Official: Hộ chiếu công vụ
- Ordinary: Hộ chiếu phổ thông
- Other: Khác
Thông thường hộ chiếu mà công dân Việt Nam được cấp là loại phổ thông, nên chọn “Ordinary”
12. Passport No.: Số hộ chiếu
13. Place of Issue: Nơi cấp. Điền tỉnh thành nơi mà bạn đăng ký làm hộ chiếu
14. Issuing authority: Cơ quan cấp. Cục quản lý Xuất nhập cảnh tiếng Anh là ‘IMMIGRATION DEPARTMENT’
15. Date of issue: Ngày cấp hộ chiếu
16. Date of expiry: Ngày hết hạn hộ chiếu
17. Purpose of visit to Japan: Mục đích đến Nhật
18. Intended length of stay in Japan: khoảng thời gian dự định ở Nhật. Ví dụ: đi 7 ngày là ‘7 DAYS’
19. Date of arrival in Japan: Ngày sẽ đến Nhật
20. Port of entry into Japan: Nơi bạn nhập cảnh vào nước Nhật (điền tên cảng hàng không)
21. Name of ship or airline: Tên chuyến tàu hoặc chuyến bay (thường được in trên vé/tờ booking)
22. Name and address of hotels or persons with whom applicant intend to stay: Cung cấp thông tin khách sạn hoặc nơi mà bạn ở khi đến Nhật
Name: tên khách sạn / tên người quen ở Nhật mà bạn ở định ở cùng
Tel: số điện thoại khách sạn / người ở Nhật
Address: Địa chỉ khách sạn / nhà
23. Date and duration of previous stays in Japan: chi tiết ngày đến và rời Nhật lần trước, thời gian lưu trú (nếu có)
24. Your current residential address: thông tin nơi ở hiện tại của bạn
Address: Địa chỉ
Tel.: điện thoại cố định
Mobile No.: điện thoại di động
25. Current profession or occupation and position: Công việc/ ngành nghề, chức danh hiện tại
26. Name and address of employer: thông tin nơi đang công tác (tên công ty, điện thoại, địa chỉ)
Trang 2: Cung cấp thông tin người bảo lãnh, trả lời câu hỏi
27. Partner’s profession/occupation (or that of parents, if applicant is a minor): Mục này có thể không cần điền. Hoặc nếu người xin visa là trẻ em, ghi công việc/ngành nghề của ba mẹ.
28. Guarantor or reference in Japan: Thông tin về người bảo lãnh
Name: tên đầy đủ
Tel.: số điện thoại
Address: địa chỉ
Date of birth: ngày sinh (theo thứ tự ngày/tháng/năm)
Sex: giới tính. Nam là ‘Male’; Nữ là ‘Female’
Relationship to applicant: mối quan hệ với bạn. Ví dụ: là bạn bè thì điền ‘FRIEND’
Profession or occupation and position: Công việc, chức danh
Nationality and immigration status: Quốc tịch và tình trạng lưu trú.
Nếu người bảo lãnh là công dân Nhật thì chỉ cần ghi “JAPANESE”.
Nếu không phải thì ghi rõ quốc tịch người đó và tình trạng lưu trú, ví dụ “VIETNAM, PERMANENT RESIDENCE”.
29. Inviter in Japan: thông tin người mời
Nếu người mời là người bảo lãnh như trên thì chỉ cần ghi “SAME AS ABOVE” ở mục ‘Name’.
Nếu người mời là một người khác thì cung cấp các thông tin (tên, địa chỉ…) tương tự như người bảo lãnh ở trên.
* Remarks/Special circumstances, if any: trường hợp đặc biệt nếu có (trường hợp xem xét nhân đạo)
30. Have you ever…: các câu hỏi pháp lý cá nhân, đánh dấu ‘Yes’ hoặc ‘No’. Nếu có câu nào trả lời ‘Yes’ thì phải cung cấp chi tiết về thông tin ấy ở ô trống bên dưới.
Been convicted of a crime or offence in any country? Có tiền án/tiền sự ở quốc gia nào chưa?
Been sentenced to imprisonment for 1 year or more in any country? Có từng đi tù hơn 1 năm ở bất kỳ quốc gia nào không?
Been deported or removed from Japan or any country for overstaying your visa or violating any law or regulation? Đã từng bị trục xuất khỏi Nhật hay bất cứ quốc gia nào vì ở quá hạn visa hoặc vi phạm pháp luật.
Engaged in prostitution, or in the intermediation or solicitation of a prostitute for other persons, or in the provision of a place for prostitution, or any other activity directly connected to prostitution? Có tham gia, trung gian hay bất cứ hoạt động nào liên quan tới mại dâm?
Committed trafficking in persons or incited or aided another to commit such an offence? Có hành vi buôn người hay tiếp tay người khác phạm tội không?
8.2 Cách viết hồ sơ xin visa du học Nhật Bản có mã code
Ngoài mẫu đơn xin visa bên trên, chúng ta có thể khai form xin visa du học Nhật Bản trực tiếp có mã code. Cách khai form có mã code như sau:
Tải form xin visa du học về máy, sau đó điền thông tin vào đơn xin visa là xong.
Tuy nhiên để mở được đơn, máy tính của bạn phải có Acrobat
Tờ đơn khi chưa điền thông tin, mã code sẽ rất nhỏ, tuy nhiên sau khi điền đầy đủ thông tin vào đơn xin visa thì mã code sẽ lớn hơn . Bạn check mã code bằng phần mềm check mã vạch nhé.
Check mã code mà không ra đúng thì chưa được đâu các bạn nhé, như vậy là bạn đã điền sai thông tin rồi đó. Hãy kiểm tra lại, nếu check đúng rồi thì in tờ form ra thôi.
9. Chi phí xin visa du học Nhật Bản
Lệ phí:
- Visa hiệu lực 1 lần: 610.000
- Visa hiệu lực nhiều lần: 1.220.000
10. Xin visa du học Nhật mất bao lâu?
Từ năm 2018, thời gian thụ lí hồ sơ xin visa đi du học Nhật Bản tiêu chuẩn như sau:
- Trường hợp nộp hồ sơ tại Quầy tiếp nhận của Phòng Lãnh sự Đại Sứ Quán Nhật Bản tại Việt Nam: 8 ngày
- Trường hợp nộp hồ sơ thông qua các Đại lý uỷ thác được Đại sứ quán chỉ định: 5 ngày
Sau khi xét duyệt hoàn tất, Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản sẽ liên lạc với từng cá nhân bằng điện thoại để thông báo về kết quả. Các bạn hãy để ý điện thoại trong thời gian này nhé.
Thời gian trả kết quả visa du học Nhật Bản buổi chiều từ 1h30 đến 4h45 tất cả các ngày trong tuần (nghỉ thứ 7, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ của Nhật Bản).
Lưu ý:
- Phải chú ý rằng, ngoài trường hợp nhân đạo, tất cả các trường hợp xin cấp Visa nhanh đều không được chấp nhận.
- Tỷ lệ đậu Visa thường rất cao, lên đến 99% người đậu. Trong trường hợp bạn bị từ chối xin cấp Visa du học thì trong vòng 6 tháng tới, các bạn sẽ không được xin cấp Visa với cùng một mục đích. Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam có thể không cung cấp lý do bị từ chối.
ĐẶC BIỆT LƯU Ý KHI XIN VISA DU HỌC NHẬT BẢN
Đại sứ quán Nhật Bản xử lý nghiêm trường hợp xin visa không đúng sự thật.
Đại sứ quán Nhật Bản sẽ từ chối cấp visa những trường hợp như: nộp giấy tờ giả mạo cơ quan nhà nước hay trình bày nội dung sai sự thật.
11. Xin visa du học Nhật có phải phỏng vấn không?
Theo chương trình du học hiện nay thì việc xin visa là điều kiện du học Nhật Bản bắt buộc cho phép các du học sinh được nhập cảnh vào quốc gia này để học tập. Trong quá trình xin visa, Cục xuất nhập cảnh có thể yêu cầu phỏng vấn trực tiếp bạn tại Đại sứ quán để tiến hành xác minh hồ sơ cũng như mục đích của bạn đến Nhật Bản. Vậy nên phỏng vấn đại sứ quán là điều bắt buộc khi đi du học Nhật Bản.
12. Kinh nghiệm phỏng vấn visa du học Nhật
Kinh nghiệm phỏng vấn visa du học Nhật nhất định bạn phải biết:
12.1 Nắm rõ thời gian và địa điểm phỏng vấn
Việc bạn nắm rõ thời gian và địa điểm khi xin phỏng vấn visa. Giúp bạn dễ chủ động trong việc đi lại.
Để tránh được việc đi muộn, bạn nên đi sớm hơn 30 phút. Giữ cho tâm thế của mình được tự nhiên.
Phỏng vấn xin visa đi du học Nhật Bản tại một trong 2 địa điểm sau:
- Các tỉnh từ Bình Định trở ra phía Bắc nộp tại Đại Sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội. Địa chỉ: 27 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội.
- Các tỉnh phía Nam từ Bình Định trở vào nộp tại Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Hồ Chí Minh. Địa chỉ tại 261 Điện Biên Phủ, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
12.2 Chuẩn bị trước những câu hỏi phỏng vấn visa
Đối với nhiều bạn trẻ, có lẽ phỏng vấn luôn là thách thức trong quá trình xin visa. Thông thường Đại sứ quán yêu cầu bạn đến phỏng vấn trực tiếp do vậy lời khuyên cho bạn luôn phải giữ tính thần thoả mái và tư thế sẵn sang nhất. Hãy xem đó như là một cuộc nói chuyện thông thường và bạn sẽ vượt qua dễ dàng.
Các câu hỏi phỏng vấn thường không gây quá khó khăn cho du học sinh. Bên cạnh những câu hỏi bằng tiếng Việt còn có cả những câu hỏi bằng tiếng Nhật nhằm kiểm tra năng lực tiếng Nhật của bạn. Khi tới Đại sứ quán, bạn cần điền thông tin lí lịch trước khi phỏng vấn theo mẫu có sẵn của Đại sứ quán. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin visa đi du học Nhật:
Nhóm câu hỏi phỏng vấn về bản thân, trường học, ngành học, dự định tương lai: Đối với nhóm câu hỏi này, hãy cố gắng tạo ra sự thiện cảm ngay từ đầu với Đại sứ quán bằng cách nói thật lưu loát và quan trọng là đúng. Đối với câu hỏi về kế hoạch và dự định thì nên trình bày một cách rõ ràng và súc tích nhất có thể.
- Bạn tên gì? Bạn bao nhiêu tuổi? Sở thích của bạn gì?
- Bạn đã học tiếng Nhật bao lâu? Bạn học ở đâu? Trình độ tiếng Nhật hiện nay của bạn là gì?
- Bạn đã đỗ kỳ thi tiếng Nhật nào? Kết quả của kỳ thi đó?
- Bạn tốt nghiệp THPT/Đại học năm nào?
- Bạn học chuyên ngành gì tại Việt Nam?
- Tại sao bạn chọn đất nước Nhật Bản để đi du học?
- Thời gian bạn dự định du học Nhật Bản là bao lâu? Khi nào bạn trở lại Việt Nam
- Dự định học tập, mục tiêu học tập của bạn là gì?
- Bạn biết gì về trường bạn sẽ theo học tại Nhật Bản ?
- Học phí là bao nhiêu?
- Kế hoạch tương lai của bạn sau khi bạn kết thúc chương trình học tại Nhật Bản?
Nhóm câu hỏi phỏng vấn về gia đình:
- Gia đình bạn có bao nhiêu người? Bạn là con thứ mấy trong nhà?
- Anh/chị lớn nhất, nhỏ nhất trong gia đình bạn là bao nhiêu tuổi? Đang đi học hay đã đi làm?
- Anh/chị/em bạn đang làm công việc gì? Lương bao nhiêu/tháng?
- Bạn có người thân tại Nhật Bản không?
- Nếu có thì địa chỉ của họ ở đâu? Họ đang làm gì?
Nhóm câu hỏi về tài chính: Đối với những công việc xoay quanh về vấn đề tài chính, mục đích của ĐSQ là kiểm tra thông tin về tài chính của gia đình bạn để xem bạn có đảm bảo việc hoàn thành chương trình học tập một cách thuận lợi hay không và hạn chế tình trạng bỏ học đi làm của rất nhiều bạn sinh viên hiện nay. Vì thế, bạn hãy chuẩn bị thật kỹ và bình tĩnh để trả lời các câu hỏi nhé.
- Ai sẽ trả tiền cho bạn học tại Nhật Bản?
- Bạn sẽ ăn ở như thế nào trong quá trình học tập tại Nhật Bản?
- Thu nhập một tháng của gia đình bạn là bao nhiêu?
- Bố mẹ bạn làm nghề gì? Bao nhiêu tuổi? Thu nhập một tháng của bố mẹ bạn là bao nhiêu?
- Bạn có giấy tờ gì chứng minh cho khoản thu nhập đó của bố mẹ không?
- Bố mẹ bạn đã để dành được bao nhiêu tiền cho kế hoạch học tập của bạn tại Nhật Bản?
Lưu ý: Bạn nên trả lời một cách ngắn gọn nhất nhưng vấn đảm bảo đầy đủ thông tin. Thời gian dành cho một buổi phỏng vấn là rất ngắn nên bạn tránh lan man dài dòng, nên tập trung vào trọng tâm câu hỏi mà người phỏng vấn đưa ra.
12.3 Tâm lý thoải mái, bình tĩnh
Bước vào phòng, việc xin visa đi du học Nhật Bản có khó không phụ thuộc vào phần này.
Dù bạn đang lo lắng đến mức nào thì hãy thật bình tĩnh. Hít thở thật sâu và giữ cho mình thật bình tĩnh.
Đừng đặt nặng áp lực, mà hãy coi đó như là một cuộc trò chuyện bình thường. Chính sự tự tin, sẽ giúp cho bạn ăn điểm dễ dàng khi phỏng vấn.
12.4 Mẹo khi phỏng vấn online
Ngoài việc, phỏng vấn trực tiếp thì ngày nay cũng có nhiều trường áp dụng hình thức phỏng vấn bằng Online hoặc qua điện thoại. Nếu bạn được phỏng vấn bằng hình thức này thì cần chú ý đến một vào điểm sau nhé:
- Vị trí của camera phải ngang với tầm mắt. Cần chú ý khoảng cách giữa bạn và màn hình khi phỏng vấn.
- Chú ý đến ánh sáng xung quanh. Bạn không nên ngồi quay ra cửa sổ hoặc dưới ánh đèn. Đặc biệt là không để không gian tối om. Hãy lựa góc ngồi sao cho ánh sáng chiếu xiên từ trên xuống để tạo cảm giác tự nhiên.
- Cần chú ý thêm về âm thanh khi phỏng vấn. Việc phải lặp lại câu hỏi nhiều lần sẽ khiến cho người phỏng vấn và bạn đều không thoải mái. Chọn nơi không có tiếng ồn để tránh bị làm phiền.
- Luôn để điện thoại trong tình trạng đầy đủ pin, để chuông to để không bỏ lỡ cuộc gọi từ Cục xuất nhập cảnh hoặc Đại sứ quán.
12.5 Lưu ý khác
Tỷ lệ đậu phỏng vấn du học Nhật thường khá cao, tuy nhiên bạn vẫn có thể nằm trong trường hợp rủi ro bị đánh trượt visa du học Nhật Bản. Do vậy, cần lưu ý những điều sau để giảm thiểu tối đa những tình huống bị từ chối visa từ Đại sứ quán:
- Độ xác thực thông tin của giấy tờ học sinh. Đại sứ quán cũng như trường Nhật sẽ gọi trực tiếp đến trường để kiểm tra thông tin của bạn.
- Giấy tờ chứng minh tài chính rất quan trọng khi xét duyệt visa, vì vậy cần đảm bảo gia đình bạn có một tài khoản ngân hàng đảm bảo đủ số tiền cần thiết cho việc du học cũng như các giấy tờ người bảo trợ của bạn.
- Lý do và kế hoạch du học của bạn tại Nhật Bản, điều này đánh giá sự nghiêm túc trong phần học tập của bạn. Hãy trình bày và diễn giải với những thông tin và ý tứ rõ ràng, mạch lạc.
- Trình độ tiếng Nhật khi du học không yêu cầu quá cao nhưng bạn cần phải đảm bảo khoảng 25 bài tiếng Nhật tương đương với 150 giờ học tiếng Nhật tại các trung tâm đào tạo uy tín ở Việt Nam.
13. Visa du học Nhật Bản có thời hạn bao lâu?
Thời hạn của visa du học Nhật Bản thường tùy thuộc vào thời gian học tập của sinh viên. Visa du học Nhật Bản có thể có thời hạn từ 3 tháng đến 4 năm, tương ứng với thời gian của khóa học mà du học sinh đăng ký. Sau khi hết thời hạn của visa, du học sinh cần phải gia hạn visa nếu muốn tiếp tục du học. Việc gia hạn visa cũng phụ thuộc vào tình hình học tập và đáp ứng các yêu cầu của cơ quan di trú Nhật Bản.
14. Xin visa du học Nhật có khó không?
Đối với những người lần đầu va vấp với thủ tục xin visa thì sẽ cảm thấy nó rất lằng nhằng và nhiều vấn đề vướng mắc.
Đôi khi người ta còn ngại việc phải xin Visa nhưng nó lại là thủ tục thiết yếu.
Bắt buộc khi bạn muốn đi du học tại các nước chứ không riêng gì Nhật Bản. Và tùy vào từng nước thủ tục xin visa sẽ khác nhau và độ khó dễ cũng sẽ không giống nhau.
Xin visa đi du học Nhật Bản có khó không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chính bản thân bạn. Nếu bạn có sự chuẩn bị đầy đủ mọi thứ từ hồ sơ cho đến năng lực nhật ngữ thì chắc chắn việc xin thành công visa du học Nhật là điều hoàn toàn dễ dàng. Còn các chuẩn bị như thế nào thì mời các bạn cùng tìm hiểu ngay trong phần tiếp theo.
Sau khi xin visa thành công, bạn nên tìm hiểu thêm quy trình đi du học Nhật Bản để nắm rõ về các bước cần làm tiếp theo và có sự chuẩn bị tốt nhất. |
15. Các lỗi trượt visa du học Nhật Bản
Về cơ bản thì trượt visa du học có những lý do sau:
- Thiếu hồ sơ hoặc thông tin sai lệch
- Lý do du học không chính đáng
- Lỗi do chứng minh tài chính
- Lý lịch xuất cảnh, tình trạng cư trú… không có sự tin tưởng
- Lý lịch không đáng tin cậy
- Trình độ năng lực tiếng nhật kém
- …..
Cũng nhiều trường hợp trượt visa trong quá trình phỏng vấn. Lý do trượt là học sinh, người bảo lãnh trả lời thông tin không khớp nhau, không giống như khai trong hồ sơ. Lý do không nghe điện thoại của Cục gọi…
Để đảm bảo được phần này, các bạn hãy làm theo hướng dẫn của công ty du học Nhật uy tín, đừng có chủ quan vì chỉ cần sai 1 chút thôi là trượt visa đó. Vẫn có trường hợp hồ sơ đẹp, trình độ cao nhưng phỏng vấn không đạt thì vẫn trượt coe như trường.
Các bạn cũng nên chăm chỉ luyện tiếng Nhật bới nó sẽ không chỉ giúp các bạn tăng khả năng đỗ visa du học mà sau khi sang Nhật bạn cũng sẽ thuận lợi hơn nếu tiếng tốt.
16. Trượt visa du học Nhật Bản có xin lại được không?
Thực tế thì vẫn nhiều bạn chọn xin visa du học lần 2 thậm chỉ lần 3 . Nếu bạn vẫn quyết tâm xin visa du học thì cố gắng làm hồ sơ lần 2 cho thật chuẩn chỉnh. Tuy nhiên xin visa lần sau tỷ lệ đỗ sẽ vô thấp hơn nhiều so với lần đầu bởi hồ sơ thông tin của bạn đã lưu lại trong lần đầu rồi. Do vậy hãy biết chính xác lý do trượt COE để tiến hành làm lại hồ sơ du học. Hãy chuẩn bị thật tốt, phải luôn để ý và làm theo sự hướng dẫn của công ty du học.
Đi du học Nhật vốn là ước mơ của nhiều bạn trẻ, tuy nhiên vẫn nhiều bạn chưa hiểu sâu về chương trình này do đó rất chủ quan vì cứ chắc chắn là công ty du học quảng cáo đỗ visa 100% mà sơ xuất trong quá trình làm hồ sơ thủ tục. Vì vậy để tránh trường hợp xấu xảy ra ,trượt visa du học vừa mất thời gian,công sức,tiền bạc… bạn và gia đình nên thực hiện nghiêm túc suốt quá trình làm hồ sơ xin visa.
17. Điều kiện gia hạn visa du học Nhật
Du học sinh nên chú ý về thời hạn gia hạn visa du học nhật, thường thì trong vòng 6 tháng nhé. Còn điều kiện để gia hạn visa là gì?
Muốn gia hạn visa phải đảm bảo tỷ lệ đi học trên 80%
Điều kiện để gia hạn visa du học nhật đầu tiên là thời gian đi học chiếm trên 80%. Tỷ lệ đi học đánh giá được việc học tập và ý thức của du học sinh qua đó Cục lưu trú sẽ dựa vào đó mà gia hạn visa du học.
Yêu cầu nộp đầy đủ học phí học kỳ
Nộp đầy đủ học phí là một trong những điều kiện gia hạn visa đi du học nhật bản. Khi chuẩn bị học xong năm thứ 1, du học sinh phải chuẩn bị đóng học phí cho năm thứ 2 bằng cách gia đình chuyển khoản đóng cho nhà trường.. Đây cũng nói nên rằng gia đình có đủ điều kiện tài chính cho con cái đi học tại Nhật . Như vậy du học sinh sẽ được gia hạn visa.
Không vi phạm các quy định của nhà trường, quy định của pháp luật
Điều kiện gia hạn visa du học tiếp theo chính là dựa vào ý thức đạo đức của học sinh, du học sinh không được vi phạm quy định nhà trường cũng như vi phạm pháp luật.
Các trường hợp làm thêm quá số giờ quy định sẽ khó mà xin gia hạn visa du học Nhật Bản..Nói chung các bạn nên tuân thủ quy định do nhà trường đặt ra và tuyệt đối ko có hành vi vi phạm luật pháp ngoài xã hội.
18. Hồ sơ thủ tục gia hạn visa du học Nhật
Để gia hạn visa đi du học Nhật Bản, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
18.1 Hồ sơ gia hạn visa du học Nhật
- Đơn xin gia hạn visa được nhà trường xác nhận
- Ảnh 3×4 chụp trong khoảng 3 tháng trở lại
- Giấy chứng nhận đang học: Xin ở trường
- Giấy chứng nhận thành tích: Xin ở trường
- Hộ chiếu
- Thẻ lưu trú
- Thẻ học sinh
- Giấy chứng minh tài chính: Giấy xác nhận học bổng, thẻ tiết kiệm,…
- Giấy xác nhận đóng thuế (nếu đi làm thêm), bảng lương,…
- Chi phí gia hạn visa: 4.000 (nộp khi đến lấy thẻ lưu trú mới)
18.2 Thủ tục gia hạn visa du học Nhật
- Sau khi xin các giấy tờ ở nhà trường, bạn điền vào đơn và tìm đến Cục quản lý lưu trú để nộp. Sau khoảng 2 tuần thì bạn sẽ nhận được thông báo gửi về nhà. Cho dù trường hợp đi du học theo học bổng chính phủ Nhật Bản, nếu muốn ở ại Nhật thì phải đi gia hạn visa du học theo quy định. Mọi thông tin liên quan tới việc gia hạn visa du học, bạn theo dõi trên website Cục quản lý lưu trú (nyukan) nhé.
- Trên đây là những hướng dẫn về giấy tờ, thủ tục xin gia hạn visa đi du học Nhật Bản. Khi làm việc và học tập bên xứ người thì du học sinh phải cẩn trọng hơn trong các thủ tục pháp lý, nhất là thủ tục gia hạn visa để tránh việc vô tình bạn trở thành người lưu trú bất hợp pháp. Chúc các bạn có một chuyến du học nhật bản nhiều thành công và may mắn!
Trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn viết đơn xin visa du học Nhật Bản hoàn chỉnh. Bạn có thể dựa trên những gợi ý của chúng tôi để điền thông tin chính xác theo hồ sơ của mình. Lưu ý khai đúng, đủ, chính xác, không nên thêm bớt hay khai gian vì Đại sứ quán Nhật Bản sẽ phát hiện và đánh trượt visa đi của bạn ngay. Sau khi hoàn thành thủ tục này, nhớ kiểm tra kỹ lại bộ hồ sơ đi du học Nhật để chắn chắn mình đã có đủ giấy tờ cần thiết theo quy định để được xét duyệt!