Ngày cập nhất mới nhất : 27 / 03 / 2023
Rất nhiều sinh viên Việt Nam hiện nay đang học đại học nhưng thấy không có tương lai và muốn thay đổi định hướng sang du học. Thậm chí với những bạn đã học xong chương trình đại học nhưng vẫn muốn sang nước ngoài học tập. Vậy theo quy định mới nhất, sinh viên đang theo học hoặc đã học xong đại học có đi du học được không? Hãy cùng Nam Chau IMS tìm hiểu vấn đề này để có câu trả lời rõ ràng nhất.
1. Đang học đại học có đi du học được không?
Bạn hoàn toàn có thể đi du học khi đang học đại học. Đây là lợi thế lớn giúp bạn ổn định và phát triển hơn trong tương lai. Để làm được điều này, sinh viên nên xác định rõ ràng chuyên ngành mình muốn theo học cũng như điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để chuẩn bị kĩ lưỡng cho quá trình đi du học. Trong phần viết dưới đây, Năm Châu IMS sẽ đưa ra những lý do và hạn chế của việc đi du học khi đang học đại học để bạn có câu trả lời chính xác cho mình.
1.1. Thuận lợi
Những thuận lợi của việc đi du học khi đang học đại học tại Việt Nam:
Chuẩn bị tâm lý vững vàng
Việc chuẩn bị tâm lý vững vàng trước khi đi du học nước ngoài là điều vô cùng cần thiết. Nhất là khi trước đó bạn đã lựa chọn học tại Việt Nam. Quyết định rẽ sang con đường mới ít nhiều làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng như dự định của bạn trong tương lai. Lợi thế lớn bạn đang học đại học và chuyển sang đi du học là bạn đã quen với cuộc sống độc lập và đã có tâm lý vững vàng khi bước vào môi trường mới. Các bạn đã trải qua nhiều học kỳ theo học đại học trong nước và đã tích lũy cho bản thân được nhiều kinh nghiệm sống, khả năng thích nghi cao hơn. Do đó, sinh viên không gặp quá nhiều khó khăn để đi du học vào thời điểm này.
Tiếp xúc và trải nghiệm một trường sống mới
Du học là cơ hội tốt giúp bạn đối mặt với môi trường sống và nền văn hoá mới. Sinh viên sống mạnh dạn, bản lĩnh và trưởng thành hơn sau một khoảng thời gian học tập ở nước ngoài. Chưa kể mỗi quốc gia đều có nền văn hoá khác nhau, bạn sẽ học được nhiều thú vị từ văn hoá, con người đến quốc gia đó.
Tương lai mở rộng
Khi đã quyết định từ bỏ việc học đại học để đi du học, đa phần sinh viên đã biết đến lợi thế về công việc cũng như cơ hội phát triển bản thân sau này. Với môi trường đào tạo và phương pháp học tập mới, sinh viên hoàn toàn tìm được ngành nghề hot phù hợp với bản thân như điều dưỡng, xây dựng, đầu bếp,… Chưa kể sau khi tốt nghiệp, học viên còn được nhà trường hỗ trợ tìm việc làm tại các công ty, doanh nghiệp hàng đầu với mức lương cao. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn quay trở về nước để tìm kiếm cơ hội kinh doanh, phát triển công việc mình mong muốn.
Học thêm một ngôn ngữ mới
Việc đi du học sẽ giúp bạn gia tăng khả năng giao tiếp không chỉ trong quá trình học tập tại trường mà còn thông qua giao tiếp với người bản xứ. Bạn được trau dồi vốn từ, học hỏi thêm nhiều bài học mới, giao tiếp mới ít khi tìm thấy trong sách vở. Trải qua một thời gian, bạn sẽ tự tin nói chuyện và tự tin hơn khi đứng trước mọi người. Đặc biệt đối với tiếng Anh, việc đi du học sẽ giúp bạn nâng cao trình độ tiếng Anh của mình.
1.2. Khó khăn
Bên cạnh những lợi thế kể trên thì việc du học khi đang học đại học cũng tiềm ẩn những khó khăn nhất định như sau:
Mất nhiều thời gian và tiền bạc
Trước hết là bạn sẽ mất thời gian khi quyết định bỏ dở chuyện học hành ở Việt Nam để theo đuổi ước mơ du học của mình. Bạn cũng nên xác định rằng quá trình làm hồ sơ, học tiếng để đi du học mất rất nhiều thời gian. Thậm chí nhiều người còn rớt visa du học vì không đáp ứng đủ yêu cầu về tài chính, trình độ tiếng, điều kiện không đủ,… Điều này gây cản trở đến dự định của bạn. Sau cùng đi du học mất rất nhiều tiền bạc so với việc học tại Việt Nam, nhất là những quốc gia phát triển như Mỹ, Anh hay Úc. Vì vậy vấn đề áp lực từ bản thân và gia đình là rất lớn, thế nên bạn sẽ phải chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt trước khi quyết định đi du học.
Mất thời gian để thích nghi môi trường mới
Chương trình đào tạo nước ngoài có sự khác biệt rõ rệt với nền giáo dục Việt Nam. Chính vì vậy, sinh viên sẽ cần thời gian để thích nghi với nó từ việc tiếp nhận kiến thức từ giáo viên, giảng viên người nước ngoài; hay giao tiếp với các bạn bè quốc tế. Khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, lối sống và cả khẩu vị ăn uống cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và bạn cần phải nhanh chóng thích nghi. Vì vậy điều bạn cần làm là sẵn sàng bắt nhịp với tiến độ học tập mới.
Rào cản ngôn ngữ
Rào cản ngôn ngữ cũng là lý do khiến nhiều sinh viên cảm thấy mệt mỏi, nản chí khi quyết định từ bỏ đại học ở Việt Nam để đi du học nước ngoài. Việc học lý thuyết trên sách vở sẽ khác xa so lúc bạn thực hành giao tiếp với người bản xứ: tốc độ nói nhanh hơn, nhiều từ địa phương,… khiến bạn gặp trở ngại trong việc nghe và hiểu. Nếu như không cải thiện sớm, sinh viên sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và thích nghi với môi trường mới.
Xem thêm: |
2. Học xong đại học có đi du học được không?
Học xong đại học vẫn có thể đi du học được. Không chỉ học xong đại học, thậm chí hiện nay vẫn có rất nhiều trường hợp học thạc sĩ tại Việt Nam xong mới tiếp tục đi du học. Vậy đi theo cách này có những điểm thuận lợi và khó khăn gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong phần viết dưới đây.
2.1. Thuận lợi
Những thuận lợi của việc học xong đại học và đi du học mà bạn nên biết:
Tiết kiệm chi phí
Học xong đại học bạn sẽ có cơ hội học cao hơn khi đăng kí đi du học. Việc này giúp bạn rút ngắn thời gian học tập ở nước ngoài. Đặc biệt chi phí bạn bỏ ra để học lên thạc sĩ, tiến sĩ cũng sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc du học trong suốt 5 – 6 năm liên tục.
Có kinh nghiệm sống và bản lĩnh vững vàng
Học xong 4-5 năm học đại học ở Việt Nam thì đa phần sinh viên đã có kinh nghiệm sống tự lập và bản lĩnh vững vàng nên việc sang nước ngoài để học lên cũng không gây quá nhiều khó khăn cho bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng có kinh nghiệm hơn trong việc quản lý chi tiêu, đối nhân xử thế và biết cách vượt qua khủng hoảng như dị ứng thời tiết, nhớ nhà. Thế nên việc đi du học đối với một người 22 tuổi chắc chắn sẽ dễ dàng hơn với một người vừa mới trưởng thành.
Dễ dàng tìm kiếm được công việc khi đi học lên
Khi đã có bằng đại học ở Việt Nam thì cơ hội vừa học vừa đi làm ở nước ngoài là điều rất dễ dàng. Chưa kể bản lĩnh đã có của bạn trước đó cũng góp phần lớn trong việc bạn nộp CV hơn. Từ đó có nhiều cơ hội xin học bổng, đặc biệt là các học bổng chính phủ dành cho những người đã có kinh nghiệm.
2.2. Khó khăn
Việc học xong đại học mới bắt đầu đi du học cũng sẽ có nhiều rủi ro mà bạn không thể lường trước được.
Một trong số đó là việc bạn sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội sau khi tốt nghiệp. Thay vì chọn hướng đi du học để học lên thạc sĩ ở nước ngoài, nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học ở Việt Nam đã tìm kiếm được công việc ổn định với mức lương cao. Từ đó họ có thể dễ dàng định hướng được con đường đi sau này. Ngược lại, bạn vẫn còn khá chật vật trong việc học của mình.
Bên cạnh đó, nhiều sinh viên sau khi học lên ở nước ngoài thì việc tìm kiếm được công việc, mức lương tương xứng với bằng cấp của họ là rất khó khăn. Họ có thể bị vỡ mộng khi dự định sau khi ra trường của mình không được như ý muốn.
Cuối cùng, chi phí để học lên bậc cao học cũng rất tốn kém. Chưa kể ở nhiều quốc gia không hỗ trợ cho sinh viên nước ngoài về việc ăn ở, đi lại, học bổng,… khiến bạn phải lo lắng và tìm cách đi làm để trang trải học phí và phí sinh hoạt mỗi tháng. Nếu không cần bằng hai vấn đề này, bạn rất dễ bị mất tập trung và không thể hoàn thành sớm khoá học của mình.
Xem thêm: |
Trên đây là giải đáp cho thắc mắc sinh viên đang học hoặc đã học xong đại học có đi du học được không. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn đã có định hướng tốt nhất cho bản thân mình. Và để có thêm những kiến thức du học hữu ích, đừng quên truy cập chuyên mục Du học của Nam Chau IMS với những tin tức được cập nhật thường xuyên.