Trang chủ » Ngôn ngữ » Giải đáp: Học ngữ pháp tiếng Hàn có khó không?

Giải đáp: Học ngữ pháp tiếng Hàn có khó không?

Ngày cập nhật : 01/02/2024Lượt xem: 212

Việc học chuẩn ngữ pháp tiếng Hàn sẽ giúp bạn đặt câu đúng trật tự và truyền đạt thông tin chính xác hơn. Do đó bên cạnh từ vựng thì bạn cần phải nắm vững được ngữ pháp của tiếng Hàn. Để hiểu rõ hơn về kiến thức này mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nam Chau IMS.

I. Đặc điểm ngữ pháp tiếng Hàn

Ngữ pháp tiếng Hàn rất phong phú và phức tạp. Cấu trúc của câu sẽ bị đảo ngược so với tiếng Việt và tiếng Anh. Chính vì thế người học sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian đầu. Bên cạnh đó, ngữ pháp được phân chia tỉ mỉ theo từng cấu trúc cụ thể. Người học phải nắm bắt chính xác được ngữ cảnh mà mình muốn nói để dùng cấu trúc câu cho hợp lý.

học ngữ pháp tiếng hàn

II. Ngữ pháp của tiếng Hàn có khó không?

Việc học ngữ pháp tiếng Hàn rất khó. Bởi kết cấu của câu ngược hoàn toàn cho với tiếng Việt. Đồng thời số lượng đuôi câu, tiểu từ của tiếng Hàn cũng rất phức tạp. Có những người học đến trình độ cao trong tiếng Hàn nhưng đôi khi vẫn dùng sai loại câu cùng cấu trúc ngữ pháp. Do có rất nhiều từ đồng nghĩa nhưng sắc thái của câu lại khác nhau nên rất khó để phân biệt.

III. Các ngữ pháp tiếng Hàn thông dụng

Ngữ pháp của tiếng Hàn khá phong phú. Chính ví thế việc học tiếng Hàn cũng khá khó. Và sau đây Nam Chau IMS xin chia sẻ đến bạn một số cấu trúc tiếng Hàn thông dụng:

1. Ngữ pháp tiếng Hàn trình độ sơ cấp

Dưới đây là cách dùng và ví dụ về ngữ pháp trình độ sơ cấp:

Ngữ phápCách dùngVí dụ
N+입니다– Dùng trong câu trần thuật.

 

– Kết hợp với danh từ để giải thích cho chủ ngữ.

 

– Đuôi câu thể hiện sự trang trọng.

 

– Nghĩa tương đương tiếng Việt: “Là”

– 저는 의사입니다 (Tôi là bác sĩ).

 

– 타오 씨는 학생입니다 (Thảo là học sinh).

N+입니까?– Là đuôi câu nghi vấn của “입니다”.

 

– Kết hợp với danh từ.

 

– Nghĩa tương đương trong tiếng Việt: “Có phải là?”.

– 하이 씨는 선생님입니까? (Hải là giáo viên phải không?).
N+이에요/예요– Cấu trúc ngữ pháp dùng trong câu trần thuật.

 

– Kết hợp với danh từ nhằm bổ sung ý nghĩa cho chủ ngữ.

 

– Mang tính chất thân mật, tính trang trọng không cao.

– 여기는 책이에요 (Đây là sách).

 

– 그 것은 차예요 (Cái này là xe).

N+이/가 아닙니다– Ngữ pháp phủ định để bác bỏ chủ ngữ.

 

– Kết hợp với danh từ, sử dụng tiểu từ 이/가.

 

– Là dạng phủ định của “입니다”.

 

– Mang tính trịnh trọng cao.

– 저는 한국 사람이 아닙니다 (Tôi không phải là người Hàn Quốc).
N+이/가 아니에요– Ngữ pháp phủ định của “이에요/예요”.

– Kết hợp với danh từ nhằm phủ định chủ ngữ.

– Mang tính trịnh trọng thấp.

– 저희 식당이 아니에요 (Đây không phải là cửa hàng của tôi).
V/A+ㅂ 니다/습니다– Đuôi câu trang trọng cho động từ, tính từ.– 저는 책을 읽습니다 (Tôi đọc sách).

– 날씨가 너무 춥니다 (Thời tiết rất lạnh).

2. Ngữ pháp tiếng Hàn trình độ sơ cấp

Sau đây là một số ngữ pháp của tiếng Hàn trình độ sơ cấp, cách dùng, ví dụ cụ thể:

Ngữ phápCách dùngVí dụ
N+으로 인해서– Ngữ pháp diễn tả nguyên nhân, kết quả của một sự việc.

– Sử dụng trong trường hợp có kết quả không được như mong đợi.

– Chủ yếu biểu hiện trong văn viết, thể hiện sự trang trọng.

과학 기술의 발전으로 인해 생활이 더 편리해요 (nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật mà cuộc sống trở nên thuận tiện hơn).
V+는 바람에– Ngữ pháp chỉ nguyên nhân, kết quả.

– Dùng ngữ pháp này khi muốn nói tới kết quả tiêu cực.- Kết thúc câu chia đuôi quá khứ.

비가 많이 오는 바람에 홍수가 났어요 (Vì mưa quá to nên đã xảy ra lũ lụt).
N+에 따라– Ngữ pháp diễn tả căn cứ.

– Nghĩa tương đương trong tiếng Việt: “theo như, dựa vào”.

학교의 규정에 따라 학생들이 유니폼을 입어야 합니다 (Theo quy định của nhà trường, học sinh phải mặc đồng phục).
N+(이)라면– Cấu trúc giả định. Vế 1 là điều kiện cho vế 2.

– Khả năng xảy ra rất thấp.- Nghĩa tương đương trong tiếng Việt là: “nếu…thì…”

내가 너라면 이렇게 하지 않아요 (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không làm như này).
V+(으)ㄹ 뻔하다– Diễn tả hành động suýt xảy ra.

– Luôn chia đuôi quá khứ.- Nghĩa tương đương trong tiếng Việt: “suýt nữa thì”

교통 사고가 날 뻔했습니다
A/V+(으)ㄹ 뿐만 아니라– Ngữ pháp diễn đạt sự bổ sung thông tin.

– Nghĩa tương đương trong tiếng Việt: “không những… mà còn”.

링 씨는 예쁠 뿐만 아니라 잘 공부합니다 (Linh không chỉ xinh mà còn học giỏi).

ngữ pháp tiếng hàn cơ bản

3. Ngữ pháp tiếng Hàn trình độ cao cấp

Dưới đây là một số ngữ pháp của tiếng Hàn trình độ cao cấp, cách dùng và ví dụ để bạn tham khảo:

Ngữ phápCách dùngVí dụ
(으)ㄴ/는가 하면– Cấu trúc câu dùng để diễn đạt sự cân bằng giữa hai vế câu.

– Nghĩa tương đương trong tiếng Việt: “có…cũng có…”

봄에 피는 꽃이 있기는 하면 여름에 피는 꽃도 있다 (Có hoa nở vào mùa xuân và cũng có hoa nở vào mùa hè).
V(으)랴+ V (으)랴– Ngữ pháp diễn đạt sự liệt kê làm những việc gì, nên dẫn tới điều gì.

– Vế sau thường đi với cụm từ “바쁘다, 정신없다.”

한국어 공부를 들으려 아르바이트를 하랴 바쁜 하루를 보냅니다 (Trải qua một ngày bận rộn với việc học tiếng Hàn và đi làm thêm).
V/A+는/은/ㄴ 편이다– Ngữ pháp diễn tả một sự việc, hành động nào đó thuộc diện nào.

– Nghĩa tương đương trong tiếng Việt: “thuộc dạng, thuộc diện”.

저는 공부를 잘한 편입니다 (Tôi thuộc kiểu người học giỏi).
V + 자마자– Ngữ pháp diễn tả hành động xảy ra ngay sau khi hành động trước kết thúc.

– Nghĩa tương đương trong tiếng Việt: “ngay khi”.

집에 가자마자 연락해 주세요 (Về tới nhà thì liên lạc với anh ngay nhé).
V + 고 나서– Ngữ pháp diễn tả thứ tự của hành động.

– Nghĩa tương đương trong tiếng Việt: “sau khi, rồi, thì”.

졸업하고 나서 결혼할 생각이에요 (Tốt nghiệp xong thì tôi sẽ kết hôn).
V + 도록– Ngữ pháp diễn tả mục đích của hành động.

– Nghĩa tương đương trong tiếng Việt: “để”

한국어를 잘 공부하도록 열심히 공부해야 해요 (Để học giỏi tiếng Hàn thì tôi phải học chăm chỉ).

IV. Cách học ngữ pháp tiếng Hàn hiệu quả

Nam Chau IMS xin chia sẻ đến bạn một số cách để học ngữ pháp của tiếng Hàn đạt hiệu quả cao. Mời bạn cùng theo dõi.

Hãy áp dụng ngữ pháp học được vào kỹ năng viết

Bạn nên dành ít nhất 1 -2 buổi sau kết thúc tuần học để tổng hợp ngữ pháp bằng cách viết đoạn văn hoặc ghi vào nhật ký. Điều này giúp bạn nhớ lâu hơn và khiến cho việc vận dụng các ngữ pháp trở nên tự nhiên hơn.

Sau khi đã viết xong bạn hãy kiểm tra lại một lượt và take note các ngữ pháp đã dùng. Sau đó kiểm tra lại những lỗi mắc phải như cách dùng từ, lặp ngữ pháp, kết hợp sai ngữ pháp…

Hãy đặt câu hỏi với các ngữ pháp đã được học theo từng bài

Thay vì học tủ, học vẹt thì bạn nên đặt câu hỏi để ghi nhớ được tốt hơn. Nhưng với các trường hợp mà ngữ pháp dài và khó nhớ thì bạn hãy lưu ý về cách diễn đạt. Đồng thời sử dụng linh hoạt nhiều cách diễn đạt tương tự để có thể tiếp thu ngữ pháp một cách thụ động.

ngữ pháp tiếng hàn thông dụng

V. Những thắc mắc liên quan đến ngữ pháp

Dưới đây chúng tôi xin giải đáp một số thắc mắc liên quan đến ngữ pháp của tiếng Hàn. Cụ thể như sau:

1. Ngữ pháp của tiếng Hàn có giống tiếng Việt không?

Câu trả lời là không. Ngữ pháp của tiếng Hàn hoàn toàn ngược lại so với tiếng Việt. Cấu trúc ngữ pháp tiếng Hàn khó và phức tạp hơn tiếng Việt nhiều.

2. Có vận dụng hết các ngữ pháp vào đời sống không?

Không vận dụng được hết các ngữ pháp của tiếng Hàn vào trong đời sống. Bởi mỗi người sẽ có các phong cách truyền đạt riêng.

3. Khi nào nên sử dụng ngữ pháp của tiếng Hàn sơ cấp và cao cấp?

Trong các bài kiểm tra và bài thi người học nên dùng các từ ngữ và ngữ pháp cao cấp. Để cho người chấm có thể thấy được năng lực cũng như trình độ tiếng Hàn của bạn. Còn trong giao tiếp cuộc sống thì bạn có thể dùng ngữ pháp sơ cấp miễn sao đối phương hiểu được điều mà bạn muốn truyền tải. Ngoài ra trong các cuộc họp, hội nghị trang trọng bạn hãy sử dụng ngữ pháp cao cấp nhé.

4. Người Hàn có phân biệt các cấp độ sử dụng ngữ pháp không?

Người Hàn thường không phân biệt các cấp độ sử dụng ngữ pháp. Mà thường họ sẽ bắt lỗi người đối diện khi có những lời nói thiếu tôn trọng, thể hiện không đúng văn hoá.

Qua bài viết trên đây chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về ngữ pháp tiếng Hàn và cách sử dụng rồi phải không nào? Nếu trong quá trình học ngữ pháp mà gặp khó khăn bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT NÀY!