Trang chủ » Ngôn ngữ » Tiếng Nhật » JLPT là gì? Những điều cần biết về kỳ thi JLPT 2024 (Full)

JLPT là gì? Những điều cần biết về kỳ thi JLPT 2024 (Full)

Ngày cập nhật : 09/01/2024Lượt xem: 6076

Ngày cập nhất mới nhất : 09 / 01 / 2024

JLPT thực chất là gì? Có khó thi không? Cần phải chuẩn bị những kĩ năng và thông tin cần thiết gì trước khi đăng kí thi JLPT tại Nhật Bản hoặc Việt Nam? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Năm Châu IMS để giải đáp mọi thắc mắc trên, bạn nhé!

1. JLPT là gì?

JLPT là một trong những kỳ thi năng lực tiếng Nhật tại Việt Nam và đặc biệt kỳ thi này được tổ chức vào các tháng lẻ gồm 1 – 3 – 5 – 7 – 9 – 11. Đây là kỳ thi được đánh giá cao, và đặc biệt bạn có thể sử dụng bằng JLPT để ứng tuyển vào các công ty của Nhật hoặc các công ty làm việc với đối tác Nhật Bản.

Không chỉ vậy, khi có bằng JLPT rồi bạn có thể sử dụng để đi sang Nhật làm việc theo diện visa đặc định, hay kỹ sư hoặc chuyên gian. JLPT được tổ chức bởi cơ quan ngoại giao của nhật nên đây là bằng tiếng Nhật khá nổi tiếng, danh tiếng, uy tín.

JLPT không chỉ được tổ chức tại Việt Nam mà các quốc gia đăng ký cuộc thi này đã lên đến 65 nước. Vì thế, khi có chứng chỉ JLPT bạn có thể sử dụng ở nhiều quốc gia. Ngoài ra, bạn cũng có thể đăng ký dự kỳ thi J Test.

2. Lợi ích khi thi JLPT

Một trong những lý do khiến kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) trở thành kỳ thi tiếng Nhật có quy mô lớn nhất thế giới với khoảng 1 triệu thí sinh tham dự là vì chứng chỉ này được đánh giá cao trong việc tích lũy tín chỉ tại các trường học, xét tốt nghiệp, tuyển dụng tại các doanh nghiệp hay đánh giá tư cách xã hội. Tùy vào trình độ mà chứng chỉ có thể được xét tới trong các trường hợp xét tuyển vào đại học hay tuyển dụng vào công ty, doanh nghiệp. JLPT cũng có giá trị chứng minh năng lực tiếng Nhật và tạo ra lợi thế không nhỏ cho những người có chứng chỉ.

3. Các cấp độ JLPT

Kỳ thi jlpt gồm có 5 cấp độ:

3.1 JLPT N1

Đây là cấp độ Nhật ngữ cao nhất, và để đạt được cấp độ này bạn phải thật sự chăm chỉ – quyết tâm cao. Khi đạt chứng chỉ Nhật ngữ N1 bạn có thể giao tiếp thành thạo như người bản xứ, hiểu được hầu hết các đoạn hội thoại cũng như đọc mọi tài liệu tiếng Nhật. Để đạt được chứng chỉ Nhật ngữ N1 bạn cần học tiếng Nhật trong thời gian dài.

3.2 JLPT N2

Khi đạt được cấp độ N2 bạn có thể giao tiếp hàng ngày, đọc và hiểu hầu hết các văn bản thông thường. Đặc biệt, bạn có thể hiểu nội dung như các bài báo – tạp chí – bình luận đơn giản…Tuy nhiên, các kiến thức chuyên sâu bạn không thể đạt được như N1.

3.3 JLPT N3

Với chứng chỉ này bạn chỉ cần hiểu tiếng Nhật một cách sơ sơ, không cần chuyên sâu. Khi đạt được N3 bạn cũng có thể giao tiếp được những câu hội thoại đơn giản thường ngày.

3.4 JLPT N4

Với cấp độ này bạn chỉ cần hiểu tiếng Nhật một cách căn bản.

3.5 JLPT N5

Đây là cấp độ tiếng Nhật cơ bản, và dễ nhất. Cấp độ tiếng Nhật N5 chỉ yêu cầu người học viết và đọc được bảng chữ cái – các câu giao tiếng tiếng Nhật thông dụng Nhất.

4. Thời gian và cấu trúc bài thi JLPT

Cấu trúc đề thi gồm có 3 phần như sau:

Phần 1: Phần 1 là phần đánh giá từ vựng và phần thi này gồm có 35 câu chia làm 4 mục như: Đọc từ bằng ký tự hán việt – chuyển chữ viết từ Hiragana sang hán tự hoặc Katakana. Tìm từ phù hợp với câu có sẵn để sao cho ý nghĩa.

Phần 2: Phần ngữ pháp

Phần 3: Phần nghe

Cấu trúc đề thi tiếng Nhật mới nhất

4.1 Cấu trúc đề thi JLPT N1

Bài thi N1 là bài thi ở cấp độ cao nhất và sẽ yêu cầu khả năng đọc hiểu cũng như nghe hiểu tiếng Nhật của bạn tới giới hạn cao nhất. Bạn buộc phải học cách đọc lướt đoạn văn, tổng hợp các ý bạn vừa đọc một cách nhanh chóng. Hiểu rõ và nhớ sâu Kanji là cách để bạn có thể thực hiện được những điều trên. Bài thi N1 sẽ có 2 phần Từ vựng – Ngữ pháp – Đọc hiểu và Nghe. Giữa 2 phần thi có một thời gian nghỉ. Phần thi đầu tiên kéo dài trong 110 phút và phần thi thứ hai là 60 phút. JLPT N1 yêu cầu bạn phải kiểm soát và phân phối thời gian cực kì tốt.

4.2 Cấu trúc đề thi JLPT N2

Than phiền nhiều nhất về bài thi N2 là bạn có vẻ không thể có đủ thời gian để trả lời các câu hỏi. Bài thi sẽ yêu cầu bạn phải là người đọc có tốc độ. Bài thi N2 sẽ có 2 phần Từ vựng – Ngữ pháp – Đọc hiểu và Nghe. Giữa 2 phần thi có một thời gian nghỉ. Phần thi đầu tiên kéo dài trong 105 phút và phần thi thứ hai là 50 phút. JLPT N2 yêu cầu bạn phải kiểm soát và phân phối thời gian tốt.

4.3 Cấu trúc đề thi JLPT N3

Đây là cấp độ cuối cùng mà bài thi được chia làm 3 phần riêng biệt với 2 lần nghỉ ở giữa. Phần bài đọc sẽ yêu cầu bạn phải suy nghĩ logic hơn và bạn phải đọc và trả lời các câu hỏi với một tốc độ tốt, bạn không cần phải phá kỉ lục làm nhanh gì cả, đơn giản hãy giữ vững mốc thời gian cho từng phần thi. Bạn sẽ vẫn có 30 phút cho phần từ vựng và có thêm 10 phút ở phần thi đọc hiểu và ngữ pháp nên phần thi này sẽ kéo dài 70 phút.Từ vựng: 30 phút, 4 phút để kiểm tra lại (26 phút làm bài).

4.4 Cấu trúc đề thi JLPT N4

Cấp độ N4 tăng tốc mọi thứ lên một chút. N4 vẫn được chia thành 3 phần, kiến ​​thức ngôn ngữ (từ vựng), kiến ​​thức ngôn ngữ (ngữ pháp) và đọc và nghe. Bạn có 30 phút cho phần kiến ​​thức ngôn ngữ (từ vựng) và 60 phút cho phần kiến ​​thức ngôn ngữ (ngữ pháp) và phần đọc.

4.5 Cấu trúc đề thi JLPT N5

N5 được chia thành 3 phần, kiến ​​thức ngôn ngữ (từ vựng), kiến ​​thức ngôn ngữ (ngữ pháp) và đọc và nghe. Bạn có 25 phút cho phần kiến ​​thức ngôn ngữ (từ vựng) và 50 phút cho phần kiến ​​thức ngôn ngữ (ngữ pháp) và phần đọc.

5. Thời gian và cách tính điểm JLPT 2024

Cách tính điểm JLPT không được công khai ở một số quốc gia, vậy nên, rất nhiều thí sinh không biết xác định cũng như ước chừng điểm số của mình. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp thang điểm và cách tính điểm JLPT dự đoán mới nhất dựa vào đề thi thử, đề thi các năm!

5.1 Cách tính điểm JLPT N1

Cách tính điểm phần từ vựng

  • Mondai 1: 6 câu * 1 điểm = 6 điểm
  • Mondai 2: 7 câu * 1 điểm = 7 điểm
  • Mondai 3: 6 câu * 1 điểm = 6 điểm
  • Mondai 4: 6 câu * 2 điểm = 12 điểm

=> Tổng ~ 31 điểm

Cách tính điểm phần ngữ pháp

  • Mondai 5: 10 câu * 1 điểm = 10 điểm
  • Mondai 6: 5 câu * 1 điểm = 5 điểm
  • Mondai 7: 5 câu * 3 điểm = 14 điểm

=> Tổng ~ 29 điểm

Cách tính điểm phần đọc hiểu

  • Mondai 8: 4 câu * 2 điểm = 8 điểm
  • Mondai 9: 9 câu * 2 điểm = 18 điểm
  • Mondai 10: 4 câu * 3 điểm = 12 điểm
  • Mondai 11: 2 câu * 3 điểm = 6 điểm
  • Mondai 12: 4 câu * 3 điểm = 12 điểm
  • Mondai 13: 2 câu * 2 điểm = 4 điểm

=> Tổng ~ 60 điểm

Cách tính điểm phần nghe hiểu

  • Mondai 1: 6 câu * 2 điểm = 12 điểm
  • Mondai 2: 7 câu * 1 điểm = 10 điểm
  • Mondai 3: 6 câu * 2 điểm = 12 điểm
  • Mondai 4: 14 câu * 1 điểm = 14 điểm
  • Mondai 5: 4 câu * 3 điểm = 12 điểm

=> Tổng ~ 60 điểm

5.2 Cách tính điểm JLPT N2

Cách tính điểm phần từ vựng

  • Mondai 1: 5 câu * 1 điểm = 5 điểm
  • Mondai 2: 5 câu * 1 điểm = 5 điểm
  • Mondai 3: 3 câu * 1 điểm = 3 điểm
  • Mondai 4: 7 câu * 1 điểm = 7 điểm
  • Mondai 5: 4 câu * 1 điểm = 4 điểm
  • Mondai 6: 5 câu * 2 điểm = 10 điểm

=> Tổng ~ 34 điểm

Cách tính điểm phần ngữ pháp

  • Mondai 7: 12 câu * 1 điểm = 12 điểm
  • Mondai 8: 5 câu * 2 điểm = 10 điểm
  • Mondai 9: 4 câu * 1 điểm = 4 điểm

=> Tổng ~ 26 điểm

Cách tính điểm phần đọc hiểu

  • Mondai 10: 5 câu * 2 điểm = 10 điểm
  • Mondai 11: 9 câu * 3 điểm = 27 điểm
  • Mondai 12: 2 câu * 3 điểm = 6 điểm
  • Mondai 13: 3 câu * 4 điểm = 12 điểm
  • Mondai 14: 2 câu * 3 điểm = 6 điểm

=> Tổng ~ 61 điểm

Cách tính điểm phần nghe hiểu

  • Mondai 1: 5 câu * 2 điểm = 10 điểm
  • Mondai 2: 6 câu * 2 điểm = 12 điểm
  • Mondai 3: 5 câu * 2 điểm = 10 điểm
  • Mondai 4: 12 câu * 1 điểm = 12 điểm
  • Mondai 5: 4 câu * 3 điểm = 12 điểm

=> Tổng ~ 56 điểm

5.3 Cách tính điểm JLPT N3

Cách tính điểm phần từ vựng

  • Mondai 1: 8 câu * 1 điểm = 8 điểm
  • Mondai 2: 6 câu * 1 điểm = 6 điểm
  • Mondai 3:11 câu * 1 điểm = 11 điểm
  • Mondai 4: 5 câu * 1 điểm = 5 điểm
  • Mondai 5: 5 câu * 1 điểm = 5 điểm

=> Tổng ~ 35 điểm

Cách tính điểm phần ngữ pháp

  • Mondai 1: 13 câu * 1 điểm = 13 điểm
  • Mondai2: 5 câu * 1 điểm = 5 điểm
  • Mondai 3: 4 câu * 1 điểm = 4 điểm

=> Tổng ~ 23 điểm

Cách tính điểm phần đọc hiểu

  • Mondai 4: 4 câu * 3 điểm = 12 điểm
  • Mondai 5: 6 câu * 4 điểm = 24 điểm
  • Mondai 6: 4 câu * 4 điểm = 16 điểm
  • Mondai 7: 2 câu * 4 điểm = 8 điểm

=> Tổng ~ 60 điểm

Cách tính điểm phần nghe hiểu

  • Mondai 1: 6 câu * 3 điểm = 18 điểm
  • Mondai 2: 6 câu * 2 điểm = 12 điểm
  • Mondai 3: 3 câu * 4 điểm = 12 điểm
  • Mondai 4: 4 câu * 2 điểm = 8 điểm
  • Mondai 5: 9 câu * 1 điểm = 9 điểm

=> Tổng ~ 60 điểm

5.4 Cách tính điểm JLPT N4

Cách tính điểm phần từ vựng

  • Mondai 1: Gồm 9 câu * 1 điểm = 9 điểm
  • Mondai 2: Gồm 6 câu * 1 điểm = 6 điểm
  • Mondai 3: Gồm 9 câu * 1 điểm = 10 điểm
  • Mondai 4: Gồm 5 câu * 1 điểm = 5 điểm
  • Mondai 5: Gồm 5 câu * 2 điểm = 10 điểm

=> Tổng ~ 40 điểm

Cách tính điểm phần ngữ pháp

  • Mondai 1: Gồm 15 câu * 1 điểm = 15 điểm
  • Mondai 2: Gồm 5 câu * 2 điểm = 10 điểm
  • Mondai 3: Gồm 5 câu * 3 điểm = 15 điểm

=> Tổng ~ 40 điểm

Cách tính điểm phần đọc hiểu

  • Mondai 4: Gồm 4 câu * 4 điểm = 16 điểm
  • Mondai 5: Gồm 4 câu * 4 điểm = 16 điểm
  • Mondai 6: Gồm 2 câu * 4 điểm = 8 điểm

=> Tổng ~ 40 điểm

Cách tính điểm phần nghe hiểu

  • Mondai 4: Gồm 4 câu * 4 điểm = 16 điểm
  • Mondai 5: Gồm 4 câu * 4 điểm = 16 điểm
  • Mondai 6: Gồm 2 câu * 4 điểm = 8 điểm

=> Tổng ~ 60 điểm

5.5 Cách tính điểm JLPT N5

Cách tính điểm phần từ vựng

  • Mondai 1: 12 câu * 1 điểm = 12 điểm
  • Mondai 2: 8 câu * 1 điểm = 8 điểm
  • Mondai 3: 10 câu * 1 điểm = 10 điểm
  • Mondai 4: 5 câu * 2 điểm = 10 điểm

=> Tổng ~ 40 điểm

Cách tính điểm phần ngữ pháp

  • Mondai 1: Gồm 16 câu * 1 điểm = 16 điểm
  • Mondai2: Gồm 5 câu * 2 điểm = 10 điểm
  • Mondai 3: Gồm 5 câu * 4 điểm = 20 điểm

=> Tổng ~ 46 điểm

Cách tính điểm phần đọc hiểu

Mondai 4: Gồm 3 câu * 5 điểm = 16 điểm

Mondai 5: Gồm 2 câu * 6 điểm = 12 điểm

Mondai 6: Gồm 1 câu * 6 điểm = 6 điểm

=> Tổng ~ 34 điểm

Cách tính điểm phần nghe hiểu 

  • Mondai 1: Gồm 7 câu * 3 điểm = 21 điểm
  •  Mondai 2: Gồm 6 câu * 3 điểm = 18 điểm
  • Mondai 3: Gồm 5 câu * 2 điểm = 10 điểm
  • Mondai 4: Gồm 6 câu * 2 điểm = 11 điểm

=> Tổng ~ 60 điểm

6. Cách đăng ký thi JLPT

Năm Châu IMS cung cấp một số thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề thi JLPT tại Nhật Bản và Việt Nam mà bạn nên biết.

6.1 Tại Nhật Bản

Có rất nhiều cách đăng kí thi JLPT tại Nhật, bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây:

  • Trang web chính thức của JLPT: http://www.jlpt.jp/

Vào trang web này bạn sẽ nhìn thấy 日本で受験する (Thi tại Nhật Bản), nhấp vào đó sẽ mở ra trang đăng ký:

  • Đăng ký thi JLPT tại Nhật: http://info.jees-jlpt.jp/

Trang web này có thể xem được bằng 2 ngôn ngữ: Tiếng Nhật hoặc Tiếng Anh.

Vào trang web này bạn sẽ thấy có 2 cách đăng ký: Đăng ký online hay đăng ký qua bưu điện (mua form đăng ký từ các hiệu sách).

  • Hoặc bạn cũng có thể đăng kí thi JLPT qua đường bưu điện thông qua trang web: http://www.bonjinsha.com/test_jlpt/shoten.php

6.2 Tại Việt Nam

Kỳ thi JLPT được tổ chức tại 4 thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế và Đà Nẵng. Các bạn hãy chọn điểm thi thuận tiện cho bản thân và đến điểm mua và tiếp nhận hồ sơ đăng ký thi JLPT của từng khu vực như sau.

Hà Nội

  • N1, N2: Phòng 305 nhà C – Trường Đại Học Hà Nội (Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội)
  • N3, N4, N5: Phòng 304 nhà B2, Trường ĐH Ngoại Ngữ – ĐH Quốc Gia HN (Số 1, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội)

Thành phố Hồ Chí Minh

  • Văn phòng Trung tâm Ngoại ngữ, Phòng K.001, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, P. Bến Nghé, Q.1, TP. HCM

Huế

  • Phòng B104 – Văn phòng khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Nhật Bản, trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại Học Huế, 57 Nguyễn Khoa Chiêm, phường An Cựu, thành phố Huế

Đà Nẵng

  • Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHĐN 131 Lương Nhữ Hộc, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

7. Hồ sơ thi JLPT

Bạn cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ sau khi đăng kí thi JLPT:

  • Chứng minh nhân dân photo thành 2 bản
  • 02 phong bì ghi rõ địa chỉ để Ban tổ chức thi gửi thẻ dự thi cùng giấy báo dự thi cho thí sinh
  • 02 ảnh 3×4 để dán vào hồ sơ (mang kèm theo ngay khi đăng ký để điền và nộp hồ sơ)
  • Mẫu hồ sơ đăng ký dự thi điền đầy đủ thông tin hợp lý
  • Lệ phí mua hồ sơ: 30.000 VNĐ/bộ
  • Lệ phí thi JLPT: N1, N2, N3: 500.000 VNĐ; N4, N5: 450.000 VNĐ

8. Lịch thi JLPT 2024

Lịch thi JLPT 2024 tại Việt Nam và Nhật Bản được quy định như sau:

Lịch thi JLPTNgày thiHạn đăng kýThời gian trả kết quả
Đợt 107/07/202403/20248 – 9/2024
Đợt 201/12/202409/20241 – 2/2024

9. Kinh nghiệm luyện thi JLPT

Để thi JLPT được tốt nhất, bạn phải xác định được mục tiêu học tập và thi cử của bản thân mình. Dưới đây là một số kinh nghiệm luyện thi JLPT 2024 mà bạn nên quan tâm tìm hiếu.

Xác định năng lực hiện tại của bản thân: Đầu tiên, hãy xác định bạn đang yếu kỹ năng gì? Bạn còn bao nhiêu thời gian nữa để học hoặc ôn thi? Sau đó xác định xem vì sao các kỹ năng đó của bạn lại chưa đạt? Xác định chính xác nguyên nhân cản lối con đường học tiếng Nhật của bạn thì mới có thể lên kế hoạch sửa chữa, bù đắp kiến thức cho đúng được.

Xác định nguyên nhân kỹ năng tiếng Nhật chưa tốt là gì: Nguyên nhân này đến từ việc bạn còn yếu các kĩ năng nghe – nói – đọc – viết. Bạn cần hiểu rõ bản thân của mình đang dừng ở mức nào để ôn luyện cho thật kĩ lưỡng, chẳng hạn như nghe nhiều hơn, tập đọc và luyện nói ở mọi nơi, hoặc học thuộc cấu trúc ngữ pháp cơ bản,…

Phân chia các giai đoạn học tiếng Nhật ngay từ khi bắt đầu: Tùy vào khả năng của mình mà bạn điều chỉnh thời gian cho từng giai đoạn. Có bạn học rất nhanh kiến thức, bạn ấy sẽ có nheiefu thời gian để ôn tập và luyện đề thi, củng cố kỹ năng còn kém. Cũng có những bạn sẽ dành phần lớn thời gian học kiến thức mới, ghi nhớ thật chắc từ vựng và ngữ pháp. Sau đó mới chuyển qua luyện đọc hiểu cùng nghe hiểu.

Lập kế hoạch học tiếng Nhật – kế hoạch ôn thi JLPT: Các bạn có thể ghi ra sổ tay hay tạo kế hoạch học tiếng Nhật, ôn tiếng Nhật trên bất kì công cụ nào bạn muốn. Tuy nhiên, hãy luôn lập kế hoạch học tập trước khi bạn bắt đầu.

10. Bảng tự đánh giá trình độ JLPT của bản thân

Bảng này được tổng hợp dựa trên kết quả điều tra sự tự đánh giá của thí sinh đối với câu hỏi: “Thí sinh thi đỗ các cấp độ trong cuộc thi năng lực tiếng Nhật suy nghĩ có thể làm gì với khả năng tiếng Nhật của mình”. Bạn có thể tham khảo để tự đánh giá năng lực của mình ở mức độ nào.

10.1 Kỹ năng nghe

N1N2N3N4N5
1Có thể hiểu những điểm chính khi xem bản tin thời sự trên tivi nói về các chủ đề như chính trị, kinh tế
2Có thể nghe hiểu được nội dung chính trong đoạn hội thoại nói về những chủ đề gần đây các phương tiện truyền thông đang đề cập đến
3Có thể hiểu được nội dung đại khái khi nghe các bài phát biểu tại nhưng nơi trang trọng
4Có thể hiểu được đại khái nội dung khi nghe thông báo về những sự việc bất ngờ xảy ra
5Có thể hiểu được nội dung khi nghe các cuộc trao đổi liên quan đến công việc, chuyên môn
6Có thể hiểu được nội dung đại khái của các buổi tranh luận, thảo luận với chủ đề mình quan tâm
7Có thể hiểu được mạch nội dung của các cuộc họp tại trường học, nơi làm việc
8Có thể hiểu được nội dung đại khái của các buổi tranh luận, thảo luận với chủ đề mình quan tâm
9Xem và hiểu được nội dung chính của các chương trình tivi với những nội dung gần gũi với cuộc sống
10Nghe hiểu được mạch câu chuyện trong hội thoại nói về các chủ đề gần gũi với cuộc sống thường nhật
11Có thể hiểu đại khái khi xem những bộ phim điện ảnh hay phim truyền hình trên tivi có cách nói chuẩn.
12Nghe các nội dung giới thiệu sản phẩm tại cửa hàng, và nắm được những thông tin mà mình muốn biết
13Nghe hiểu nội dung chính của các phát thanh trong nhà ga hay cửa hàng bách hóa
14Có thể hiểu được nội dung chính của các cuộc nói chuyện phiếm hoặc các cuộc hội thoại tự do với những người xung quanh
15Có thể nghe hiểu được nội dung giới thiệu về cách đi đường, cách đổi tàu/xe đơn giản
16Có thể hiểu được nội dung chính của các đoạn hội thoại nói về các chủ đề gần gũi với cuộc sống
17Nghe những chỉ thị đơn giản và hiểu được mình cần làm gì
18Nghe thông báo từ giáo viên và nắm bắt được những thông tin chính như là giờ tập trung, địa điểm
19Có thể nghe và hiểu được các cách nói thường dùng tại những nơi như là cửa hàng, bưu điện, nhà ga
20Có thể nghe và hiểu nội dung phần giới thiệu bản thân đơn giản của giáo viên, các bạn cùng lớp tại lớp học

10.2 Kỹ năng nói

N1N2N3N4N5
Có thể tham gia vào buổi tranh luận, thảo luận với chủ đề mà mình quan tâm và trình bày ý kiến một cách logic
Có thể hỏi hoặc nêu ý kiến về những vấn đề gần đây đang là đề tài nóng của các phương tiện truyền thông
Có thể giải thích về quá trình xảy ra, nguyên nhân của các sự việc bất ngờ
Có thể phân biệt sử dụng cách nói lịch sự và cách nói thân mật tùy theo đối tượng và tình huống
Có thể giới thiệu nội dung chính của một quyển sách hay một bộ phim mà mình đã đọc hay đã xem gần đây
Có thể nêu ý kiến và lí do tán thành hay phản đối ý kiến của đối phương trong buổi thảo luận tại lớp
Nếu có sự chuẩn bị, có thể thuyết trình về chủ đề mình có chuyên môn hoặc chủ đề mình biết rõ
Có thể nói chuyện với bạn bè, đồng nghiệp về kế hoạch đi du lịch, việc chuẩn bị tiệc,…
Có thể nói về nguyện vọng hay kinh nghiệm của bản thân tại cuộc phỏng vấn đi làm thêm hoặc phỏng vấn xin việc
Có thể giải thích về cách đi đường, hay cách đổi tàu/xe tới nơi mà mình biết rõ
Nếu chuẩn bị sẵn có thể phát biểu một bài ngắn tại những nơi trang trọng như buổi chia tay của bản thân
Có thể hỏi hoặc giải thích về nguyện vọng, điều kiện…liên quan đến những thứ mình muốn mua ở cửa hàng
Có thể liên lạc về việc trễ giờ hoặc vắng mặt bằng điện thoại
Có thể hội thoại về những chủ đề gần gũi trong cuộc sống
Có thể quyết định ngày giờ gặp mặt khi nghe đối phương nói về điều kiện của họ
Có thể nói về tâm trạng của bản thân như sự ngạc nhiên, vui và giải thích lí do về tâm trạng đó bằng những từ ngữ đơn giản
Có thể giới thiệu về phòng riêng của mình
Có thể nói về sở thích hay mối quan tâm của bản thân
Có thể tự giới thiệu hay trả lời những câu hỏi đơn giản về bản thân
Có thể sử dụng những từ ngữ hay dùng ở cửa hàng, bưu điện, nhà ga,… để thực hiện hội thoại đơn giản

10.3 Kỹ năng đọc

N1N2N3N4N5
Có thể hiểu được những điểm chính khi đọc các bài báo, bài trên tạp chí nói về vấn đề chí nh trị, kinh tế,…
Có thể hiểu được các ý kiến, cách triển khai luận điểm,… khi đọc các bài lý luận
Có thể vừa đọc tiểu thuyết vừa hiểu được tâm lý nhân vật, cách triển khai câu chuyện
Có thể đọc những bài tiểu luận và hiểu được điều tác giả muốn nói
Có thể hiểu được nội dung đại khái khi đọc các văn bản chuyên môn về những chủ đề mình quan tâm
Có thể hiểu được nội dung của những bức thư, email… có sử dụng kính ngữ
Có thể đọc và hiểu được văn bản có nội dung liên hệ hoặc nhờ vả từ đối tác làm ăn
Có thể đọc và hiểu được nội dung chính các bài viết trên báo, tạp chí nói về các chủ đề gần gũi với cuộc sống
Có thể nắm bắt được những thông tin cần thiết khi đọc sách hướng dẫn du lịch, tạp chí thô ng tin về việc học lên cao, hay xin việc,…
Có thể sử dụng từ điển quốc ngữ thông thường dùng cho người Nhật để tra cứu từ
Có thể hiểu được những điều mình muốn biết khi xem tờ rơi giới thiệu sản phẩm
Đọc một câu chuyện ngắn và hiểu được nội dung chính câu chuyện
Đọc hiểu nội dung bưu thiếp, email từ người quen và bạn bè
Có thể nắm được những thông tin cần thiết khi xem bảng thông báo ở trường hay nơi làm việc
Khi xem quảng cáo trên báo hay tờ rơi, hiểu được những thông tin như là thời gian bán hạ giá và giá cả sản phẩm
Có thể xem thời gian biểu, hoặc bảng hướng dẫn chung ở nhà ga và hiểu được giờ chạy của tàu mà mình sẽ đi
Có thể hiểu được những chỉ thị đơn giản có kèm tranh
Đọc và hiểu được nội dung thiếp chúc mừng năm mới, thiếp sinh nhật
Có thể đọc và hiểu những nội dung ghi chép đơn giản
Khi xem thời gian biểu, ví dụ như thời gian biểu ở trường về cuộc gặp với thầy cô, có thể

biết được thời gian cụ thể về giờ và ngày tháng cuộc gặp của mình với thầy cô

11. Các câu hỏi liên quan đến kỳ thi JLPT

Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến kì thi JLPT năm 2023:

11.1 JLPT bao giờ có kết quả?

Kết quả kỳ thi JLPT có thể biết được bằng hình thức trực tuyến sau khoảng 2 tháng kể từ ngày dự thi, khoảng 3 tháng sau sẽ có giấy báo kết quả đậu hoặc thi rớt. JFT-Basic thì biết kết quả ngay ngày thi và bản thông báo kết quả đánh giá được phát hành trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày thi.

11.2 JLPT có hạn không?

JLPT không có hạn.

11.3 Bằng JLPT có thời hạn bao lâu?

Với chứng chỉ N- thời gian sử dụng của chứng chỉ này là 2 năm, do đó bạn nếu bạn muốn sử dụng tiếp bạn cần đi gia hạn. Còn chứng chỉ JLPT thì không có thời hạn sử dụng.

11.4 JLPT bao nhiêu điểm là đậu?

Điểm tối đa có thể đạt được cho kỳ thi JLPT: 180 điểm (cho mọi cấp độ).

11.5 Đơn vị cấp chứng chỉ JLPT

Chứng chỉ JLPT được tổ chức bởi Sở Giao dịch Quỹ Nhật Bản, Nhật Bản Giáo dục và Dịch vụ.

11.6 Khi nào có bằng JLPT?

Trường hợp bạn đăng kí nhận bằng qua bưu điện thì có thể sẽ mất từ 1 đến 2 tuần (tính từ sau khi bên trung tâm JLPT nhận được các đơn xin cấp bằng và các giấy tờ liên quan như đã đề cập ở trên), về Việt Nam thời gian sẽ lâu hơn.

12. Trình độ JPLT tương ứng với từng ngành nghề

Tại Nhật Bản để có thể xin việc hay làm việc thì người lao động cần phải có được trình độ tiếng Nhật nhất định. Mỗi công việc sẽ yêu cầu bạn có trình độ tiếng Nhật tương ứng, cụ thể như sau.

– N5: đối với trình độ này sẽ làm những công việc đơn giản không liên quan đến giao tiếp nhiều như các công việc lao động phổ thông, các công việc lặp đi lặp lại, công việc trong các nhà máy, nhà xưởng, công việc chế biến, may mặc, nông nghiệp.

– N4: trình độ tiếng Nhật này cũng là trình độ cơ bản nên cũng hạn chế công việc và chỉ có thể làm những việc cơ bản như thu ngân, phục vụ, làm việc tại các nhà hàng, các cửa hàng tiện lợi.

– N3: đây là trình độ trung cấp nên công việc sẽ đa dạng hơn và mở rộng hơn như các kỹ thuật viên, kỹ sư trong những ngành công nghiệp, giáo viên dạy tiếng Nhật, biên dịch viên.

– N2 và N1: ở trình độ này mọi người có thể dễ dàng tìm kiếm được nhiều công việc khác nhau với mức lương cao như làm việc văn phòng, ngành nghề dịch vụ, biên dịch viên, giáo viên dạy tiếng Nhật hay các công việc chuyên môn nâng cao.

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích nhất liên quan đến kì thi JLPT Nhật Bản. Năm Châu IMS hy vọng rằng bạn sẽ có được thông tin cần thiết cho bản thân để phục vụ kì thi quan trọng này. Chúc bạn thành công!

5/5 - (4 bình chọn)