Ngày cập nhất mới nhất : 12 / 01 / 2023
Cùng là các nước Châu Á nên Nhật Bản cũng ăn cơm, ăn xôi như Việt Nam. Vậy bạn đã biết giá gạo ở Nhật Bản là bao nhiêu? Và mua ở đâu để có mức giá rẻ – gạo ngon chưa? Giá gạo tại nước này có đắt đỏ hơn ở nước ta nhiều không? Đây là những câu hỏi gây băn khoăn cho khá nhiều các bạn du học sinh, người lao động,… Vậy hãy cùng Năm Châu IMS tìm hiểu ngay những thông tin dưới đây hữu ích dưới đây để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi sang Nhật.
1. Các loại gạo ở Nhật Bản
Hiện nay ở Nhật Bản có đến hàng trăm loại gạo khác nhau. Với sự đa dạng này người tiêu dùng có thể lựa chọn được loại gạo phù hợp với mình và gia đình. Người Nhật rất ưa chuộng các loại gạo hikari, nishiki, sasanisiki, kiyonishiki, koshihikari, Japonica,…
Bên cạnh đó còn rất nhiều loại gạo khác. Các loại gạo này đều có chung đặc điểm là khi nấu chín lên hạt gạo rất trắng mướt, căng bóng và rất mềm cơm.
Người dân Nhật Bản rất ưa chuộng giống gạo Japonica. Là loại gạo được nhiều người Nhật ưa thích và lựa chọn để sử dụng hàng ngày trong mỗi bữa ăn. Gạo Japonica này có hạt căng tròn, trắng bóng và khi nấu chín rất thơm. Hạt cơm khi chín lại rất mướt, căng hạt và dẻo đến độ cơm nguội vẫn giữ được độ mềm của hạt cơm. Chính vì độ thơm ngon và độ mềm dẻo của gạo mà người Nhật thường sử dụng loại gạo này để làm sushi, cơm trộn, và nấu cháo cho các bé tập ăn dặm,…vì dễ ăn và thơm ngon nên loại gạo Japonica này cũng được rất nhiều doanh nghiệp nhập khẩu về.
Đối với một số loại gạo việc trồng rất khó khăn nên giá thành của sản phẩm cũng dao động khác nhau. Thậm chí với cùng một loại gạo nhưng tùy địa điểm mà giá gạo cũng khác nhau thậm chí được bán với giá cao gấp đôi.
2. Giá gạo ở Nhật Bản
Gạo thường có giá khoảng 400 – 600 Yên/Kg (tương đương 80.000 – 120.000 VNĐ/kg) tùy thuộc vào mỗi loại khác nhau. Với một số loại gạo ngon hơn thì giá gạo có thể lên tới hơn 800 Yên/kg. Giá các loại gạo phổ biến tại Nhật Bản như sau:
- Gạo Koshihikari: 4100 yên/5kg (chưa bao gồm thuế)
- Gạo Hitomebore: 5900 yên/5kg (chưa bao gồm thuế)
- Gạo Akitakomachi: 4000 yên /5kg ( chưa bao gồm thuế)
- Gạo Haenuki: 2970 yên/5kg (chưa bao gồm thuế)
- Gạo Tsuyahime: 5350 yên/10kg (chưa bao gồm thuế)
- Gạo Yumepirika: 2980 yên/5kg (chưa bao gồm thuế)
- Gạo Sasanisiki: 2550 yên/5kg (chưa bao gồm thuế)
3. Kinh nghiệm đi mua được giá gạo rẻ tại Nhật
Theo kinh nghiệm du học Nhật Bản từ các du học sinh và người lao động đã sang đây làm việc, để mua được gạo giá rẻ bạn có thể áp dụng các cách sau:
3.1. Siêu thị Gyomu Super
Không khó để tìm các loại gạo ở hệ thống siêu thị giá rẻ này. Đặc biệt, loại gạo Calrose rice được bày bán ở siêu thị với giá 2400 yên/10kg, gạo giá rẻ nhưng ăn rất ngon, thơm, dẻo
3.2. Giá gạo ở Nhật Bản khi Mua online
Mua gạo ở trang web này khá rẻ và đa dạng. Có loại gạo giá mềm 5200 yên/25kg nhưng ăn rất ổn, ngon.
4. Những món ăn ngon làm từ gạo Nhật
Với gạo Nhật, bạn có thể làm các món ăn ngon sau đây:
4.1. Bánh gạo Mochi
Bánh gạo mochi làm từ gạo nếp hấp chín với đường cát và giã nhỏ. Hai loại thường được sử dụng là gạo nếp Mochiko 4512 yên/1kg và Shiratamako 4210 yên/ 1kg. Bánh mochi có nhiều phiên bản nhân khác nhau và cách chế biến cũng tuỳ theo từng địa phương. Có thể kể đến bánh Iwai mochi nhân đậu đỏ thường được ăn vào ngày lễ mừng thọ, lễ nhập học,.. hay Kashiwa mochi, bánh mochi hấp phủ lá sồi đã từng xuất hiện trong bộ truyện tranh Cô bé tinh nghịch “Asari-chan”.
Theo truyền thống Nhật Bản, bánh mochi chỉ được ăn vào dịp năm mới, nhưng dần dần, mochi đã trở thành một món ăn phổ biến và có thể ăn trong suốt cả năm. Bánh gạo cũng được chế biến theo nhiều phương thức khác nhau, có thể được ăn tươi, nướng, chiên hoặc phục vụ trong các món súp Zoni đầu năm mới hay mì Chikara udon.
4.2. Tamago Kake Gohan
Món ăn sáng đơn giản này thường được gọi tắt là Tamago Gohan, bao gồm một quả trứng sống trộn cùng một bát cơm chín, đôi khi có thể thêm chút nước tương. Gạo để nấu cơm sẽ tuỳ thuộc vào khẩu vị mỗi người, một bát cơm dẻo, mềm, thơm sẽ đáp ứng được sự cần thiết để món ăn này ngon hơn. Giá gạo ở Nhật Bản khá rẻ nhưng loại gạo lại thơm ngon, dảo nên rất thích hợp để làm Tamago Gohan.
Phần cơm có thể để nóng hoặc nguội, tuỳ theo sở thích của người ăn, trứng có thể được đập trực tiếp vào trong bát cơm, nhưng đôi khi là được để ra một bát riêng. Bạn cũng có thể đào một chiếc “giếng” nhỏ bằng cơm rồi sau đó đập trứng vào.
4.3. Dưa chua cám gạo muối (Nukazuke)
Dưa chua cám gạo là món ăn kèm phổ biến tại Nhật Bản, người ta sẽ để các loại rau củ vào trong hỗn hợp cám gạo cùng muối và các thành phần nguyên liệu khác. Toàn bộ rau củ sẽ được đảo đều trong hỗn hợp và ủ trong khoảng thời gian lên tới vài tháng. Thành quả có được là món dưa chua giòn, hơi có vị mặn và sau đó phần dưa chua sẽ được rửa sạch, thái lát thật mỏng rồi phục vụ trên bàn ăn. Nukazuke rất giàu lactobacillus có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa vô cùng hiệu quả.
Trên đây là các thông tin về giá gạo ở Nhật Bản. Ở nơi đất khách quê người nhưng ta vẫn được ăn, được thưởng thức những món ăn từ gạo với giá thành phải chăng, thật tuyệt vời đúng không? Ngoài gạo, hãy tham khảo thêm thông tin giá cả ở Nhật để có kế hoạch chi tiêu hợp lý khi sinh sống tại quốc gia này.