Trang chủ » Tin tức » Cách tính bảo hiểm thất nghiệp 2024 chính xác và nhanh chóng

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp 2024 chính xác và nhanh chóng

Ngày cập nhật : 18/12/2023Lượt xem: 425

Ngày cập nhất mới nhất : 18 / 12 / 2023

Nắm rõ cách tính bảo hiểm thất nghiệp sẽ giúp bạn hiểu rõ về chế độ nhận được từ đó đảm bảo chắc chắn về quyền lợi của mình khi nghỉ việc. Vậy theo quy định mới nhất, bảo hiểm thất nghiệp tính như thế nào? Hãy cùng Nam Chau IMS xem ngay cách tính trợ cấp thất nghiệp 2024 chính xác nhất cùng ví dụ mẫu để giúp bạn dễ hình dung.

1. Công thức tính bảo hiểm thất nghiệp

Theo Khoản 1 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, công thức tính bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng cho người lao động như sau:

Mức hưởng BHTN = Mức lương bình quân 6 tháng liền kề trước thất nghiệp x 60%

Với cách tính như thế này, bạn cần chú ý những mục quan trọng sau:

Trong trường hợp vào những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

Mức hưởng hàng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Như vậy để tính chính các tiền bảo hiểm thất nghiệp của mình, người lao động cần xác định được mức lương hàng tháng đóng BHTN trong khoảng thời gian ít nhất là 6 tháng gần nhất. Hãy tìm hiểu thật kĩ những thông tin này trước khi tra cứu để không bị sai sót cũng như gặp khó khăn trong quá trình đóng tiếp bảo hiểm.

bảo hiểm thất nghiệp được tính như thế nào

2. Cách tính số tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Thông thường, thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính theo số tháng mà người lao động đóng. Nếu đóng đủ 12 tháng đến hết 36 tháng thì lao động sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng tiếp theo thì lao động được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp. Lưu ý: trợ cấp này tối đa không quá 12 tháng.

Do đó, để giúp người lao động có thể hình dung được cụ thể cách tính số tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tránh gây nhầm lẫn, thì Năm Châu IMS sẽ giới thiệu bảng tính chi tiết như sau:

Thời gian đóng BHTN chưa hưởngSố tháng hưởng BHTN
Dưới 12 thángKhông được hưởng
Từ 12 đến 36 thángĐược hưởng 3 tháng BHTN
Trên 36 thángTính theo công thức:

Thời gian đóng BHTN chưa hưởng/12

(Số tháng làm tròn xuống và tối đa là 12 tháng)

3. Cách xác định mức lương tính bảo hiểm thất nghiệp

Để xác định mức lương tính bảo hiểm thất nghiệp thì bạn có thể tham khảo 4 cách cơ bản dưới đây:

  • Tra cứu bảo hiểm thất nghiệp trên website BHXH Việt Nam
  • Tra cứu bảo hiểm thất nghiệp qua ứng dụng VssID
  • Tra cứu bảo hiểm thất nghiệp qua tin nhắn với cú pháp: BH QT (Mã số BHXH) gửi 8079 (phí 1000 đồng/ 1 tin nhắn)
  • Tra cứu bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến qua tổng đài BHXH Việt Nam: Số hotline 19009068

Lưu ý: Bạn nên chuẩn bị trước mã số BHXH cá nhân để quá trình tra cứu được thuận tiện hơn. Trong trường hợp bạn không nhớ mã số BHXH bạn cần nhớ số CMND hoặc thẻ căn cước để tra cứu mã số BHXH.

Sau khi hiểu rõ về cách tính và chế độ hưởng, bạn có thể xem hướng dẫn thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp nhanh và chuẩn theo quy định mới nhất hiện nay!

4. Ví dụ cách tính bảo hiểm thất nghiệp cho bạn dễ hình dung

Để giúp bạn dễ hình dung hơn về cách tính bảo hiểm thất nghiệp thì bạn có thể theo dõi ví dụ dưới đây của chúng tôi.

Ví dụ 1: Ông B làm nhà nước và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được 12 tháng với mức lương trung bình 6 tháng cuối là 15 triệu đồng/tháng. Cách tính hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa = lương cơ sở * 5 = 1,49 * 5 = 7,45 triệu đồng/tháng

Trợ cấp thất nghiệp theo công thức = 15 * 60% = 9 triệu đồng/tháng

Vì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ không thể vượt quá mức trợ cấp thất nghiệp tối đa nên ông Bảo sẽ nhận 7,45 triệu đồng/tháng.

Ví dụ 2: Bà A đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được 62 tháng, lương trung bình 6 tháng cuối là 7 triệu/tháng. Thời gian được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp của bà A như sau:

36 tháng đầu: hưởng 3 tháng trợ cấp

23 tháng kế tiếp: hưởng 2 tháng

2 tháng còn lại: được cộng dồn vào những lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo.

5. Câu hỏi thường gặp khi tính bảo hiểm thất nghiệp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi tính bảo hiểm thất nghiệp và cách trả lời, giải quyết nhanh gọn, chính xác nhất mà bạn nên biết, cụ thể như sau:

5.1. Thời gian nghỉ thai sản có được tính bảo hiểm thất nghiệp không?

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì người sử dụng lao động, đơn vị và người lao động sẽ không được tính tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian nghỉ thai sản.

5.2. Lãnh bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh khác được không?

Pháp luật quy định người lao động có quyền nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại nơi người lao động muốn hưởng mà không bắt buộc phải nhận bảo hiểm thất nghiệp tại nơi mình tham gia bảo hiểm.

Bảo hiểm thất nghiệp có rất nhiều lợi ích, nhất là đối với những người đang mong muốn nhận về tiền trợ cấp trong thời gian thất nghiệp. Hy vọng với chia sẻ về cách tính bảo hiểm thất nghiệp chính xác và đơn giản trên đây sẽ giúp bạn đảm bảo được quyền lợi của mình khi nghỉ việc.

Nếu bạn đang nghỉ việc và chưa có định hướng rõ ràng trong thời gian tới có thể tham khảo bài viết làm gì khi thất nghiệp để có những gợi ý và chia sẻ hữu ích nhất!
ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT NÀY!