Ngày cập nhất mới nhất : 06 / 07 / 2023
Nhật Bản nổi tiếng là đất nước văn minh, lịch sự, chính vì vậy cách chào của người Nhật Bản cũng có sự độc đáo và được diễn ra rất cầu kỳ, phức tạp. Nếu chuẩn bị đặt chân sang quốc gia này sinh sống, làm việc, hãy cùng Nam Chau IMS tìm hiểu cách chào hỏi của người Nhật và những văn hóa khi giao tiếp dưới đây để không trở thành người thiếu văn minh, kém lịch sự và dễ dàng thích nghi với con người, văn hóa tại đây.
1. Văn hóa cúi chào của người Nhật
Văn hóa chào hỏi của người Nhật có tên gọi là “Văn hóa Ojigi”. Nếu như trong văn hóa phương Tây, người ta thường bắt tay khi chào hỏi thì Nhật Bản lại rất kiêng kị chạm vào cơ thể đối phương, thay vào đó họ cúi gập người thể hiện sự tôn trọng và thay cho câu chào hỏi. Tùy vào địa vị xã hội và quan hệ giao tiếp mà người Nhật có các kiểu cúi đầu khác nhau, nhưng một nguyên tắc bất di bất dịch là “người cấp dưới” luôn phải chào “người cấp trên” trước. Cụ thể, người lớn tuổi tất nhiên là “người trên” của người ít tuổi, đàn ông luôn được phụ nữ chào trước khi gặp mặt. Đây là nét chung trong văn hóa của đất nước Nhật Bản mà bạn nên biết trước khi sang đây sinh sống và làm việc.
2. Các kiểu cúi chào của người Nhật
Hành động chào hỏi được chia thành 5 cách chính là chào hỏi theo kiểu trang trọng, chào hỏi theo kiểu bình thường và chào hỏi theo kiểu giao tiếp, chào kiểu hối lỗi và với người cùng tuổi. Tuy có 5 kiểu chào hỏi nhưng những quy luật bất biến vẫn là người dưới chào người trên và người ít tuổi chào người nhiều tuổi hơn:
2.1 Saikeirei (最敬礼) – cách chào của người Nhật thể hiện sự sang trọng
Chào hỏi kiểu trang trọng và thể hiện sự tôn trọng, tôn kính và lòng biết ơn của người chào đối với người được chào. Câu chào này sử dụng trong trường hợp chào cấp trên, người lớn tuổi nhưng khá thân thiết hoặc con cái chào hỏi bố mẹ – ông bà….Không chỉ ứng dụng trong chào hỏi giữa người với người mà còn thể hiện sự tôn kính đối với quốc kỳ – quốc ca – thần phật.
Kiểu chào trang trọng có 2 tư thế là chào với tư thế đứng, và chào với tư thế cúi người. Chào với tư thế đứng: Người chào cúi phải cúi gập người 70 độ về phía trước và cần giữ nguyên tư thế này trong khoảng 3,5 giây.
Chào với tư thế cúi người: Cùng với tư thế chào cúi đầu ở trên bạn để tay chạm vào đầu gối rồi cúi gập người xuống. Mặt cách đất khoảng 45 độ, giữ khoảng cách này khoảng 3 giây. Chào kiểu trang trọng khá phức tạp nhưng bạn không phải chào kiểu này nhiều trong ngày và cũng ít khi sử dụng. Khi đi học, hay đi làm xe hoặc lâu ngày không gặp bố mẹ bạn mới cần chào theo kiểu trang trọng. Còn chào buổi sáng tiếng Nhật cũng có cách chào tương tự.
2.2 Keirei (敬礼) – cách cúi chào của người Nhật đối với cấp trên, người lớn tuổi
Cách chào hỏi kiểu Keirei sử dụng trong khi chào hỏi với cấp trên, với đồng nghiệp, khách hàng hoặc người lớn tuổi. Kiểu chào này chỉ có tư thế đứng như ở trên mà không có tư thế cúi đầu xuống. Khi chào hỏi cần thể hiện phép lịch sự, chuẩn mực với nét mặt nghiêm nghị. Đây là kiểu chào hỏi khá phổ biến trong ngày.
Còn khi cúi gập người xuống để chào thì mặt cách đất khoảng 10 – 15cm.
2.3 Cách chào của người Nhật Bản bình thường
Đây là kiểu chào hỏi giao tiếp thông thường và được sử dụng nhiều. Tư thế chào đơn giản chỉ là hơi cúi người về phía trước một góc 15 độ và để tư thế này trong khoảng 2 đến 3 giây, 2 tay để sát bên hông.
2.4 Eshaku (会釈) – cách chào hỏi khi gặp người Nhật cùng tuổi
Kiểu Eshaku (会釈) hay là kiểu khẽ cúi chào. Eshaku là kiểu chào hỏi cho những người ở cùng độ tuổi, tầng lớp và địa vị xã hội, thể hiện sự thân mật, nhẹ nhàng. Trông kiểu chào hỏi này thì thân và mình chỉ hơi cúi khoảng 15 độ trong vòng từ một đến hai giây, hai tay có thể để bên hông.
2.5 Dogeza (土下座) – kiểu chào quỳ của người Nhật Bản
Kiểu cúi chào Dogeza là cấp cao nhất trong văn hoá cúi chào của người Nhật. Trong thực tế, kiểu chào quỳ này ít khi được sử dụng bởi: Dogeza dùng khi một ai đó mắc lỗi nghiêm trọng, khó có thể tha thứ phải quỳ xuống để tạ lỗi. Đây là cách chào trước dây người Nhật hay dùng chào Nhật Hoàng và đấng sinh thành.
3. Lưu ý khác trong cách chào hỏi của người Nhật
Khi sang Nhật Bản sinh sống và làm việc, bạn nên chú ý đến cách chào hỏi của họ để tránh gây hiểu nhầm và những sự cố đáng tiếc. Dưới đây là một số lưu ý trong cách chào hỏi của người Nhật dưới đây nhé!
3.1 Tư thế, tác phong
– Lưng phải thẳng và luôn trong tư thế ngẩng cao đầu
– Từ lưng đến đầu cần cúi chào theo khoảng cách nói ở trên
– Chân thẳng, không được cong
– Khi cúi chào mắt sẽ luôn nhìn xuống phía dưới
– Cách chào giữa nam và nữ có sự khác nhau. Nam thì để 2 tay ở sát hông – còn nữ thì để tay ở vạt áo trước thành hình chữ V.
3.2 Thái độ khi chào hỏi
– Khi chào cần thể hiện sự tôn kính – nghiêm nghị
– Khi chào tuyệt đối không cười đùa vì người Nhật cho việc cho rằng việc cười đùa là thiếu sự tôn trọng – không thể hiện được phép lịch sự. Đặc biệt, khi bị mắng mỏ bạn cũng cần giữ nét mặt nghiêm nghị.
3.3 Trang phục khi chào hỏi
Trang phục được coi là yếu tố đặc biệt quan trọng trong văn hóa giao tiếp của người Nhật. Tùy vào hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp mà người Nhật có những lựa chọn trang phục phù hợp tuy nhiên luôn đề cao sự ý nhị, kín đáo và các nét tinh tế trong trang phục đặc biệt là sạch sẽ và không nhàu nát.
- Nơi làm việc: những bộ quần áo mang dáng dấp hiện đại nhưng vẫn kín đáo sẽ luôn là lựa chọn tối ưu.
- Bữa tiệc xã giao: Nam thường một bộ vest đen đi kèm với cravat có màu sắc tinh tế, nữ nên mặc váy, quần Tây kèm áo sơ mi, mang giày cao gót.
Ngoài việc nắm các tác phong và các cúi chào thích hợp trong từng hoàn cảnh, bạn cũng có thể tham khảo cách cách nói xin chào tiếng Nhật để vận dụng trong giao tiếp và chào hỏi người Nhật! |