Trang chủ » Tin tức » Phong cách làm việc khoa học và bí kíp để xây dựng thành công

Phong cách làm việc khoa học và bí kíp để xây dựng thành công

Ngày cập nhật : 03/11/2023Lượt xem: 3087

Ngày cập nhất mới nhất : 03 / 11 / 2023

Làm việc khoa học là một trong những kỹ năng mềm quan trọng để giúp bạn thành công. Vậy làm thế nào để xây dựng và rèn luyện tác phong này? Hãy cùng Nam Chau IMS tìm hiểu trong nội dung dưới đây.

1. Làm việc khoa học là gì?

Một trong những yếu tố không thể thiếu để tạo nên phong cách làm việc chuyên nghiệp, năng suất và hiệu quả đó là xây dựng tác phong nghề nghiệp khoa học.

Điều này không chỉ giúp bạn làm việc một cách chuyên nghiệp hơn mà còn tạo ra cơ hội thăng tiến trong công việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu thuật ngữ này có ý nghĩa gì và cách thực hiện ra sao. Tác phong làm việc được hiểu là cách thực hiện, thái độ khi bạn thực hiện các nhiệm vụ từ cấp trên hoặc đồng nghiệp phân công.

làm việc khoa học

Có người luôn làm việc với thái độ và tinh thần tích cực, nhiệt tình nhưng cũng có những người có lề lối chậm chạp, lười biếng, ỉ lại. Trong công việc, nhìn chung bạn sẽ được mọi người đánh giá thông qua tác phong làm việc để đo hiệu suất đạt được.

Người có tác phong làm việc khoa học là người có hành vi tuân thủ thời gian, biết cách sắp xếp ưu tiên thứ tự quan trọng của công việc, luôn giải quyết vấn đề chứ không kêu ca, phàn nàn… Họ luôn nhìn nhận mọi việc theo hướng tích cực và không ngừng học hỏi phát triển bản thân. Bạn cần biết cách xác định điểm mạnh điểm yếu của bản thân sẽ giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng sự khoa học trong công việc.

2. Đặc điểm của người có tác phong tốt

Để đạt được thành công trong sự nghiệp và làm việc khoa học hơn, bạn cần đảm bảo những tiêu chí sau:

2.1. Tuân thủ thời gian chính xác

Người không tuân thủ thời gian trong công việc rất khó thành công dù ở trong bất cứ lĩnh vực nào. Nhiều người chỉ vì đi muộn vài phút có thể bị cấp trên đánh giá thấp, bỏ lỡ hợp đồng, khiến đối tác cảm thấy không thể tin cậy….

Hãy luôn đi sớm ít nhất 15 phút để đề phòng những tình huống bất ngờ xảy ra và chuẩn bị tốt cho kế hoạch sắp tới.

2.1. Biết tiếp thu ý kiến

Đối với những phản hồi mang tính chất xây dựng từ đồng nghiệp và cấp trên, bạn nên tiếp thu và thay đổi cho phù hợp. Con người sinh ra vốn không ai là hoàn hảo, nhưng nếu bạn cố gắng thay đổi và hoàn thiện bản thân mỗi ngày sẽ dần trở nên tốt đẹp hơn.

2.3. Không trì hoãn

Khi bạn trì hoãn khi giải quyết 1 công việc dù là lớn hay nhỏ, sau đó bạn dễ dàng tạo nên thói quen này trong tất cả mọi việc. Điều này sẽ tạo ra những rắc rối trong tương lai khi mà bạn bỏ sót những công việc quan trọng và cơ hội lớn.

Không ngừng đặt câu hỏi: Nếu đứng trước một công việc mới, vấn đề mới mà bạn không hiểu rõ, hãy đặt nhiều câu hỏi. Đừng ngại ngùng và nghĩ rằng hỏi là bộc lộ cái kém cỏi của bản thân. Việc hiểu rõ vấn đề ngay từ đầu sẽ giúp bạn tránh được sai lầm trong tương lai.

2.3. Không phàn nàn

Nhiều người có thói quen khi đứng trước vấn đề hay kêu ca, phàn nàn trước khi bắt đầu làm việc. Nếu bạn cảm thấy không hài lòng, hãy giải quyết hoặc chấp nhận. Việc kêu ca chỉ khiến tinh thần bạn đi xuống và tiêu cực hơn chứ không giúp bạn xử lý vấn đề.

3. Cách rèn luyện tác phong làm việc khoa học

Để trở thành một người có tác phong làm việc nhanh chóng, hiệu quả bạn có thể tham khảo những bước sau:

Đừng vội vàng, hãy bắt đầu từng bước: Bạn không nên đặt kì vọng quá cao gây áp lực cho bản thân, hãy kiên định thay đổi từng chút một. Ví dụ nếu bạn muốn xây dựng tác phong làm việc đúng giờ, hãy bắt đầu bằng việc đi làm sớm ngay bây giờ sau đó rèn luyện bản thân làm đúng deadline được giao…

Nghiêm khắc với bản thân: Trong quá trình thay đổi bản thân, nếu bạn không có tính tự kỷ luật sẽ rất khó thay đổi. Nhất là khi bạn dễ bị phân tâm bởi những yếu tố bên ngoài thì càng dễ chệch mục tiêu ban đầu.

Như vậy, bài viết đã chia sẻ những thông tin hữu ích về tác phong làm việc khoa học. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn và đạt được những thành tựu như ý muốn.

Ngoài tác phong làm việc khoa học, để tiến tới thành công bạn cần trang bị thêm nhiều kỹ năng mềm khác như:

Cách tìm ra điểm mạnh của bản thân

Cách lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai

2.7/5 - (4 bình chọn)