Trang chủ » Du học » Du học Nhật Bản » Kinh Nghiệm Du Học Nhật Bản » Ý nghĩa lá cờ nước Nhật và hình ảnh Quốc kỳ Nhật qua từng thời kỳ

Ý nghĩa lá cờ nước Nhật và hình ảnh Quốc kỳ Nhật qua từng thời kỳ

Ngày cập nhật : 08/02/2023Lượt xem: 5399

Ngày cập nhất mới nhất : 08 / 02 / 2023

Lá cờ Nhật Bản (Quốc kỳ Nhật) là đại diện và làm nên lịch sử cho quốc gia. Vậy cờ nước Nhật có ý nghĩa gì? Đặc điểm ra sao? Hãy cùng Nam Chau IMS tìm hiểu về thông tin thú vị này và khám phá sự thay đổi của quốc kỳ nước Nhật qua các thời kỳ nhé.

1. Hình ảnh Quốc kỳ Nhật Bản

Quốc kỳ Nhật Bản hay cờ của đất nước Nhật Bản trong tiếng bản địa thường được gọi là Nisshoki (có nghĩa là Cờ huy hiệu mặt trời), tuy nhiên người dân của quốc gia này lại hay gọi với cái tên Hinomaru (được hiểu là hình tròn của mặt trời). Vì vậy, cái tên thứ 2 thường thông dụng hơn đối với người dân Nhật Bản, và các nước trên thế giới thường biết đến với tên “Lá cờ mặt trời”.

Là một lá cờ được thiết kế theo hình chữ nhật, có một hình tròn lớn nằm chính giữa màu đỏ với nền trắng xung quanh. Có thể hiểu ý nghĩa quốc kỳ Nhật Bản qua hình ảnh lá cờ Nhật Bản.

Lá cờ Nhật Bản được thiết kế theo tỉ lệ 2:3 (trước đây là 7:10), có nghĩa là vòng tròn màu đỏ chiếm 3/5 chính giữa của quốc kỳ.

lá cờ nhật bản

2. Nguồn gốc của lá cờ Nhật Bản

Theo huyền sử của người Nhật, nữ thần Amaterasu đã tạo hình nước Nhật từ khoảng cách đây 2700 năm. Họ cũng tin rằng bà chính là tổ tiên của vị Thiên Hoàng Nhật đầu tiên. Đây cũng là lý do mà về sau các thiên hoàng đều được gọi với cái tên là Thiên tử và nước Nhật trở thành xứ sở mặt trời mọc.

Ghi chép từ những thư tịch cổ cho thấy, lá cờ đầu tiên có hình tượng trưng cho mặt trời mọc này đã được chính Thiên hoàng Văn Vũ sử dụng trong một công đường vào năm 701. Đặc biệt, trong những trận đối đầu với quân xâm lược Mông Cổ, những vị tướng quân Nhật Bản ở thế kỷ 13 khi ra trận đều sử dụng lá cờ Hinomaru này khi ra chiến trường.

Lá Cờ Nhật Bản Hinomaru được công nhận chính thức lần đầu tiên vào năm 1870. Vào thời điểm này, lá cờ xuất hiện với tư cách là cờ của các thương gia, các thuyền buôn của xứ phù tang. Trong khoảng thời gian từ 1870 đến 1855, lá cờ này mới chính thức trở thành quốc kỳ đầu tiên.

3. Lá cờ nước Nhật qua từng thời kỳ

Lá cờ của Nhật thay đổi theo từng giai đoạn:

3.1. Quốc kỳ Nhật Bản giai đoạn trước năm 1900

Hình ảnh quốc kỳ trong giai đoạn này được xuất hiện với hình tròn lớn màu đỏ chính giữa, xung quanh nền là các chữ Nhật Bản viết bên cạnh. Đây là biểu tượng cho sự xuất hiện mặt trời đầu tiên ở nước Nhật.

cờ nước nhật

Tuy nhiên vào thời điểm này, hình ảnh quốc kỳ vẫn chưa chính thức là lá cờ biểu tượng của Nhật Bản. Nhưng người ta vẫn bắt gặp trên chiến trường, những người lính Nhật mang quốc kỳ này theo, hoặc ở trên cánh quạt của các Samurai, đặc biệt gắn liền với hoàng thất.

Vào năm 1854, chính phủ Nhật Bản có những quy định mới về vùng biển, họ muốn phân biệt các con thuyền với nhau. Vì vậy, vào năm 1870 – 1885 quốc kỳ này chính thức trở thành Hinomaru đầu tiên của quốc gia “Đất nước mặt trời mọc” này.

3.2. Cờ Nhật Bản sau năm 1900

Khi chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra, Nhật Bản đã sử dụng quốc kỳ như một lời tuyên bố cho đế quốc của mình. Chính phủ Nhật yêu cầu người dân phải học thuộc bài hát quốc ca của Nhật Bản là Kimigayo. Đặc biệt, học sinh phải hát bài này vào những ngày lễ kéo cờ buổi sáng. Năm 1999 (13/8), luật pháp nước Nhật đã công bố Hinomaru là quốc kỳ với Kimugayo là bài quốc ca chính thức của quốc gia này.

4. Ý nghĩa lá cờ Nhật Bản là gì?

Vòng tròn màu đỏ: Tượng trưng cho mặt trời, bởi vì Nhật Bản nằm ở vị trí phía Đông của châu Á, từ phía mặt trời mọc.

Nền màu trắng của lá cờ Nhật Bản: Tượng trưng cho sự trung thực và ngay thẳng của con người đất nước Nhật Bản.

Khi nhìn lên lá cờ của quốc gia Nhật Bản, bạn bị cuốn hút và ấn tượng bởi hình tròn màu đỏ nằm chính giữa với nền trắng xung quanh. Nhưng có thể bạn không biết, màu đỏ của lá cờ không phải màu đỏ đơn thuần mà là màu đỏ sẫm. Màu đỏ sẫm này là biểu tượng chính xác của hiện tượng màu sắc mặt trời khi chuyển từ đêm sang ngày.

Điều này cũng lý giải vì sao quốc gia này được mệnh danh là Đất nước mặt trời mọc, ngoài vị trí địa lý, đến quốc kỳ cũng thể hiện lên ý nghĩa đó. Đó chính là một trong những ý nghĩa quốc kỳ Nhật Bản đầu tiên.

Bên cạnh đó, theo truyền thống và lịch sử của người Nhật, màu đỏ trên quốc kỳ còn có ý nghĩa tượng trưng cho nữ thần mặt trời Amaterasu. Đây là vị thần đã sáng tạo ra Nhật Bản vào 2700 năm trước, là tổ tiên của các vị hoàng đế đầu tiên.

Theo những ghi chép cũ để lại, Hinomaru hiện nay được sử dụng lần đầu tiên vào năm 701 bởi hoàng đế Mommu. Mommu dùng lá cờ này để tượng trưng cho mặt trời của triều đình vào năm đó, có thể hiểu nôm na là đất nước Nhật Bản thời kỳ huy hoàng bắt đầu từ triều đình Mommu.

Tuy nhiên, quốc kỳ Nhật ngày nay cũng từng được kéo lên vào thập kỷ XIII – trong cuộc chiến chống xâm lược người Mông Cổ – do các tướng quân Shougn sử dụng.

Quốc kỳ Nhật Bản đã trải qua nhiều biến thể mới có hình ảnh như ngày hôm nay là do:

  • Hải quân Nhật Bản
  • Lực lượng quân đội tự vệ Nhật Bản
  • Hoàng gia Nhật Bản

Phiên bản để lại ấn tượng cho người dân cũng như các nước bị Nhật Bản xâm chiến đó chính là hình ảnh vòng tròn đỏ ở giữa với những tia sáng đỏ chiếu xung quanh. Có thể thấy sự ảnh hưởng của phiên bản này đến với quốc kỳ nước Bangladesh với hình tròn màu đỏ với nền xanh lá.

lá cờ nước nhật

Tại thời Minh Trị (1868 đến 1912), lá cờ Nhật Bản đã được các nước Anh, Pháp, Hà Lan hỏi mua với giá 5 triệu yên lúc bấy giờ (tương đương khoảng 4,3 tỷ đồng hiện nay). Mặc dù chính quyền Minh Trị thời đó rất nghèo nhưng không bán nước, vì vậy đã từ chối lời đề nghị này. Trên đây là một vài thông tin về quốc kỳ Nhật Bản để giúp bạn hiểu rõ hơn về quốc gia này.

Nếu yêu thích Nhật Bản và muốn có cơ hội sinh sống, làm việc tại quốc gia này, bạn có thể tham khảo các chương trình sau:

3/5 - (4 bình chọn)