Ngày cập nhất mới nhất : 19 / 06 / 2023
Đi chui sang Đài Loan hay còn gọi là đi lao động bất hợp pháp tại Đài Loan là 1 trong những vấn đề nổi cộm được nhà chức trách Việt Nam vô cùng quan tâm. Không chỉ gây ảnh hưởng đến uy tín quốc gia, việc đi chui sang Đài Loan còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và sự an toàn của chính người lao động. Hãy cùng Nam Chau IMS tìm hiểu vấn đề này với những thông tin cụ thể dưới đây.
LƯU Ý: Chúng tôi xin nhấn mạnh rằng, việc đi chui sang Đài Loan là hình thức đi Đài bất hợp pháp và sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật! Lao động không tham gia, xúi giục hoặc lôi kéo bất cứ ai đi theo hình thức này để tránh những rủi ro không đáng có! Dưới đây là những thông tin chi tiết để giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này!
1. Đi chui sang Đài Loan lao động là gì?
Đi chui sang Đài Loan là hình thức người lao động sử dụng visa du lịch thông thường để sang nước bạn làm việc mà không có bất cứ hợp đồng hoặc thỏa thuận hợp pháp giữa cơ quan của 2 nước, hoặc là trường hợp lao động sang Đài Loan để xuất khẩu lao động nhưng sau đó lại tự ý ra ngoài làm chui ở những công ty, doanh nghiệp khác không có trong điều khoản của hợp đồng đã ký kết từ trước. Cả 2 trường hợp này đều bị cho là hành vi đi chui sang Đài Loan của lao động.
Những trường hợp đi chui như trên được khẳng định là cách làm việc bất hợp pháp của người lao động, trong đó có rất nhiều trường hợp lao động đến từ Việt Nam. Đây là vấn đề nhức nhối không chỉ với nhà quản lý của Việt Nam mà còn đối với cả nhà chức trách Đài Loan.
2. Vì sao lao động lại đi chui sang Đài Loan?
Có rất nhiều lý do để những người người Việt Nam trở thành lao động bất hợp pháp tại Việt Nam: có thể ra hoàn cảnh bất đắc dĩ, do chi phí hoặc do bị lừa,…
Không đủ chi phí đi xuất khẩu Đài Loan 2023: Đây là lý do nhiều người sử dụng visa du lịch để đi chui sang Đài Loan làm việc. Tại đây, họ nhận công việc, làm việc như những lao động phổ thông khác nhưng không hề có hợp đồng hay bất cứ ràng buộc về pháp lý nào. Tuy nhiên, hiện nay đã chương trình hỗ trợ vay vốn đi XKLĐ Đài Loan, vì vậy nếu không đủ chi phí, lao động có thể làm thủ tục này để được hỗ trợ.
Ra ngoài làm việc để kiếm thêm thu nhập: nhiều lao động sau khi đến Đài Loan làm việc phát hiện nội dung công việc không đúng theo những gì môi giới đã thông báo, xác nhận khi còn ở Việt Nam – đây là 1 trong những rủi ro rất lớn khi đi XKLĐ qua môi giới, trung gian cần tránh xa. Chính vì thế, thu nhập của người lao động không được đảm bảo, bắt buộc họ phải bỏ trốn ra ngoài, đi làm thêm 1 cách bất hợp pháp.
Bị chủ lao động “bỏ rơi”: tình trạng này không quá phổ biến nhưng vẫn xuất hiện. Nhiều người lao động nước ngoài khi tới Đài Loan vì rào cản ngôn ngữ nên không thể giao tiếp, thậm chí không thể hiểu được chủ đang nói gì. Chính vì vậy, họ làm sai hướng dẫn, gây ra những tổn thất cho công ty tiếp nhận. Điều này có thể khiến chủ lao động tức giận, gây gổ khiến lao động không chịu nổi. Vậy là họ phải từ bỏ công ty và ra ngoài làm việc như những người đi chui sang Đài Loan vẫn làm.
Và còn rất lý do khác để người lao động từ bỏ hợp đồng, sự ổn định, ra ngoài chịu cảnh sống bấp bênh của những lao động bất hợp pháp.
3. Những rủi ro khi đi làm chui ở Đài Loan
Khi đã xác định ra ngoài, những lao động đi chui sang Đài Loan làm việc phải chấp nhận những rủi ro về sức khỏe, quyền lợi, thậm chí cả an toàn tính mạng của bản thân.
Không được đảm bảo quyền lợi về mặt pháp lý
Đi sang Đài Loan làm chui, người lao động sẽ sống và làm việc 1 cách bất hợp pháp, tức là đối với pháp luật, họ như những người vô hình: như không tồn tại, không có tiếng nói, không được bảo vệ.
Với những người đi theo diện XKLĐ Đài Loan từ ban đầu nhưng lại bỏ trốn làm bên ngoài, khoảnh khắc họ bắt đầu làm việc theo phương thức bất hợp pháp thì đồng nghĩa với tờ hợp đồng cùng những điều khoản trong đó trở nên vô nghĩa. Họ sẽ không được đảm bảo bất cứ 1 điều khoản gì như những lao động hợp phát bình thường khác.
Bị cảnh sát truy quét và xử lý theo quy định của pháp luật
Những người đi chui sang Đài Loan để làm việc luôn được liệt vào danh sách đen của cảnh sát nước sở tại. Chính vì vậy, họ luôn phải sống trong lo lắng với những đợt truy quét của lực lượng chức năng. Hầu hết tất cả lao động bất hợp pháp tại đây đều phải sống 1 cuộc đời lặng lẽ để tránh sự chú ý của cảnh sát.
Tính mạng bị nguy hiểm
Khi làm việc tại công xưởng, các lao động luôn trong tình trạng lo lắng và phải sẵn sàng ứng phó với những đợt truy quét của cảnh sát, nhằm bắt giữ những người làm việc bất hợp pháp. Họ thậm chí phải chui lủi xuống hầm, trốn vào đường ống thoát hiểm, hoặc lên sân thượng, lan can,… để tránh cảnh sát 1 cách mạo hiểm. Nhiều người đã bị thương, nặng hơn nữa là bỏ mạng ở xứ người khi cố gắng thoát khỏi cảnh sát, trốn bị bắt để trục xuất về nước.
Đi chui sang Đài Loan, hay lao động trái phép vẫn luôn là 1 vấn đề nóng trong lĩnh vực XKLĐ tại Việt Nam. Vì tồn tại quá nhiều nguy cơ, nguy hiểm, các lao động cần tìm hiểu thật kỹ, tránh thông qua các môi giới, trung gian để đảm bảo quyền lợi cho mình.