Ngày cập nhất mới nhất : 16 / 01 / 2023
“Chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản” có đắt đỏ hay không luôn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu nhập cũng như chất lượng cuộc sống. Có rất nhiều câu trả lời được đặt ra nhưng liệu thực tập sinh sẽ tiết kiệm được “tiền chục, tiền trăm” sau vài năm làm việc tại Nhật Bản hay không? Hãy cùng Năm Châu IMS tìm hiểu câu trả lời của những câu chuyện trên thông qua bài viết dưới đây.
1. Các loại chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản
Chi phí sinh hoạt của du học sinh tại Nhật Bản gồm rất nhiều khoản khác nhau như trả tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền ăn uống,… Tuỳ vào mức sống của bạn và vùng đô thị tại Nhật Bản mà chi phí sẽ khác nhau. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về chi phí sinh hoạt bên Nhật Bản.
1.1. Tiền nhà
Chi phí ăn ở tại Nhật bao gồm nhiều loại khác nhau, đặc biệt tiền thuê nhà chiếm một khoản phí khá lớn. Thông thường giá thuê nhà trung bình mỗi tháng không bao gồm các tiện ích khác sẽ rơi vào khoảng 50,000 đến 70,000 yên cho một căn phòng từ 20 – 40m2. Nếu với giá phòng 60,000 yên mà bạn ở ghép 2 – 3 người thì một tháng bạn chỉ bỏ ra 2 – 3 man tiền nhà.
Nếu bạn muốn hạn chế khoản chi phí sinh hoạt tại Nhật này, thì bạn có thể ở lại ký túc xá của công ty. Nhiều công ty có hỗ trợ chỗ ở gần như hoàn toàn miễn phí hoặc bạn phải chi trả số tiền thấp.
1.2. Tiền điện nước
Chi phí sinh hoạt trung bình tại Nhật Bản bao gồm tiền điện cũng giống như khi thuê nhà ở Việt Nam tức trả theo số điện. Tùy vào các thiết bị điện trong nhà bạn sử dụng mà tiền điện mỗi tháng của mỗi người sẽ khác nhau, sẽ dao động trong khoảng 2500 – 8000 yên/tháng.
1.3. Tiền ăn
Chi phí sinh hoạt 1 tháng ở Nhật Bản mà mỗi tháng bạn phải chi trả là khá cao. Đặc biệt đối với tiền ăn, thay vì ăn ở ngoài thì bạn nên nấu ăn ở nhà để tiết kiệm chi phí. Khi tự nấu ăn sẽ đảm bảo dinh dưỡng hơn. Bằng cách này bạn có thể giảm thiểu 1/3 chi phí ăn uống so với ăn cơm hàng hay ăn một mình. Một vài bạn thì được bao ăn luôn tại quán làm thêm vì vậy mà chi phí tiền ăn được cắt giảm.
1.4. Tiền ga
Mức sống ở Nhật Bản tuỳ vào từng vùng khác nhau mà sẽ có chi phí khác nhau. Đối với tiền gas, đặc biệt vào mùa đông, bạn sẽ sử dụng nước nóng nhiều hơn chưa kể đến các vật dụng liên quan đến nấu nướng. Giá cả sẽ rơi vào khoảng 700 yên/tháng.
1.5. Tiền bảo hiểm
Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản bạn sẽ bắt buộc phải đóng từ 2-3 loại bảo hiểm bao gồm bảo hiểm y tế quốc dân, bảo hiểm hưu trí,… Tổng trừ khoảng 15.000 – 20.000 yên/tháng.
Tiền bảo hiểm bạn đóng sau khi hết hạn hợp đồng về nước trong thời gian hoảng 6 tháng thì sẽ được nhận lại, nếu làm hợp đồng 3 năm thì bạn nhận được khoảng 85 triệu VNĐ.
1.6. Tiền thuế
Tiền thuế thu nhập cá nhân sẽ được trừ trực tiếp vào tiền lương hàng tháng, mức thuế này có sự khách nhau tùy vào khu vực, ngành nghề sẽ giao động trong khoảng 1000-2000 yên/tháng. Và đây là khoản trừ bắt buộc mà bạn phải tuân thủ khi sang Nhật Bản làm việc.
1.7. Các chi phí khác
Ngoài những chi phí cơ bản kể trên thì tất nhiên trong quá trình sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, sẽ phát sinh một số chi phí khác như: tiền ăn uống café cùng bạn bè, tiền thuốc thang, tiền mua sắm những vật dụng mới thay cho những đồ cũ/bị hỏng. Những khoản chi phí này sẽ dao động từ 200 đến 500 yên, tuỳ vào mức sống của bạn.
2. Cập nhật chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản theo từng vùng
Sau khi đã tìm hiểu khái quát về các chi phí bạn phải trả mỗi tháng thì trong phần này, Năm Châu sẽ gửi đến bạn thông tin cụ thể, chi tiết về chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản theo từng vùng.
2.1. Chi phí sinh hoạt ở Tokyo
Tokyo là thành phố đáng sống nhất tại xứ sở hoa anh đào. Chính vì vậy, nơi đây được xem là vùng có mức chi phí đắt đỏ nhất. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ được trả lương cao hơn so với các vùng khác. Nếu có ý định sang Tokyo làm việc chắc chắn bạn sẽ phải cân nhắc về mức chi phí sinh hoạt tại đây.
Tiền nhà được xem là khoản chi phí nặng nhất, thuê một căn hộ ở Tokyo không có đồ đạc với 2 phòng ngủ bạn sẽ phải bỏ ra trung bình khoảng 60.000-80.000 yên/tháng.
Chi phí đi lại sẽ tuỳ thuộc vào địa điểm mà bạn sinh sống, ví dụ bạn sống cách ga Shinjuku khoảng 25 phút, phải đi lại bằng tàu điện vào trung tâm Tokyo hàng ngày thì bạn nên mua thẻ đi tàu tháng của Suica hết khoảng 14,600 yên/tháng.
Những mặt hàng thực phẩm thiết yếu ở Tokyo
- Thịt, cá: 1500 yên/kg
- Thịt bò: 2000 yên/kg
- Thịt lợn: 1500 yên/kg
- Sườn heo: 1000 yên/kg
- Thịt gà: 1000 yên/kg
- Cá: 1000 yên/kg
- Gạo: 400 – 800 yên/kg
- Rau, củ, quả: 100 – 300 yên/kg
Một số chi phí khác:
- Nước 2000 yên
- Gas: 3000 yên
- Điện: 6000 yên
2.2. Chi phí sinh hoạt ở Aichi
Mức lương cơ bản tại tỉnh Aichi ở mức 926 yên/giờ. Với mức lương này bạn nên điều chỉnh chi phí sinh hoạt cho phù hợp, tránh chi tiêu quá đà. Dưới đây là bảng giá một số nhu yếu phẩm tại Aichi mà bạn nên biết:
Thực phẩm
- Gạo: 350 – 800 yên/Kg
- Rau: 100 – 250 yên/Kg
- Thịt heo: 160 Yên/ 100 Gram
- Thịt gà: 110 Yên/ 100 Gram
- Cá: 300 Yên/ 100 Gram
Đồ điện tử
- Máy giặt, tủ lạnh, lò vi sóng: 19.000 yên
- Nồi cơm điên, quạt máy: Từ 2000 yên đến 10.000 yên
2.3. Chi phí sinh hoạt ở Hokkaido
Hokkaido là địa điểm có rất nhiều người Việt Nam sinh sống và làm việc. Mức sống tại đây không quá đắt, bạn có thể tham khảo bảng giá do Năm Châu tổng hợp dưới đây:
Tiền nhà ở: Tiền nhà ở tại Hokkaido so với những vùng khác không quá đắt đỏ, thường một tháng bạn cần phải chi trả từ 10.000 đến 15.000 yên cho một chỗ ở khá sạch sẽ và rộng rãi.
Tiền ăn : Ăn uống sinh hoạt tại Hokkaido khá rẻ, với những thực phẩm cơ bản như gạo, rau, thịt, các loại hoa quả bình dân có giá khá hợp lí.
- Gạo: 400-500 yên/kg
- Rau: 100-200
- Nước ngọt: 100-200/lon/lít
- Hoa quả: 200-300
- Thịt lợn: 150
- Thịt bò: 200
- Thịt gà: 100
- Chi phí điện, nước sinh hoạt, gas
- Điện: 1.500-2.000
- Nước sinh hoạt: 1.000-2.000
- Gas: 1.500-3.000
2.4. Chi phí sinh hoạt ở Tohoku
Vùng Tohoku gồm các tỉnh: Aomori, Iwate, Miyagi, Akita, Yamagata, Fukushima. Vùng này có chi phí sinh hoạt khá rẻ, tham khảo chi phí sinh hoạt tại Hokkaido để nắm bắt được chi phí sinh hoạt tại cùng Tohoku bạn nhé.
Về cơ bản thì bảng giá của các nhu yếu phẩm sẽ rơi vào khoảng:
- Gạo: 400-500 yên/kg
- Rau: 100-200
- Nước ngọt: 100-200/lon/lít
- Hoa quả: 200-300
- Thịt lợn: 150
- Thịt bò: 200
- Thịt gà: 100
- Chi phí điện, nước sinh hoạt, gas
- Điện: 1.500-2.000
- Nước sinh hoạt: 1.000-2.000
- Gas: 1.500-3.000
2.5. Chi phí sinh hoạt ở Kanto
Vùng Kanto bao gồm những tỉnh sau: Ibaraki, Tochigi, Gunma, Saitama, Chiba, Kangawa. Đây được xem là vùng có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất ở Nhật Bản.
Tiền nhà ở: Vùng Kanto đặc biệt là ở thành phố Tokyo có chi phí nhà ở đắt đỏ nhất tại Nhật Bản, chi phí nhà ở thấp nhất phải chi trả một tháng tư 20.000-25.000 yên/ tháng, đối với các bạn du học sinh hoặc đi xuất khẩu lao động, chọn lựa vùng trung tâm để học tập cần cân nhắc nhiều về khoản chi phí nhà ở và khác khoản chi phí khác.
Tiền gas, điện, nước tương đối rẻ. Chi phí bạn phải chi trả cho từng khoản này khi sống ở vùng Kanto như sau:
- Điện: 2.000-3.000 yên/tháng
- Nước: 1.500-3.000 yên/tháng
- Gas: 1.500-3.000 yên/tháng
Chi phí ăn uống tại Nhật Bản cao hơn ở Việt Nam, đặc biệt là khi bạn sống tại vùng Kanto của Nhật:
- Gạo: 600-800 yên/kg
- Rau: 200-300 yên/kg
- Thịt bò: 300 yên/kg
- Thịt lợn: 250 yên/kg
- Thịt gà: 200 yên/kg
- Hoa quả: 300-400 yên/kg
- Nước ngọt: 100-300/lon/lít
Tiền internet, tiền điện thoại sẽ dao động từ 2.000-3.000 yên/tháng, khoản tiền này có thể giảm khi bạn có thể đăng kí dùng chung với nhiều người.
Tiền điện thoại khá đắt so với ở Việt Nam, dao động từ 7.000-10.000 yên/tháng cho chi phí điện thoại.
2.6. Chi phí sinh hoạt tại các tỉnh khác
Chi phí sinh hoạt tại vùng khác như Chubu, Kansai, Chugoku, Shikoku, Kyushu. Những vùng này có chi phí sinh hoạt khá tương đồng với vùng Hokkaido, ngoại trừ một số tỉnh phát triển như Aichi, Osaka có chi phí sinh hoạt giống vùng Kanto, nên bạn có thể tham khảo các khoản chi phí sinh hoạt của các vùng trên để biết thông tin chi tiết.
>>> Cập nhật thêm: Lương vùng Nhật Bản |
3. Cách tiết kiệm chi phí sống ở Nhật Bản
Với bảng giá chi phí kể trên, bạn phải có bản kế hoạch tiết kiệm chi tiêu phù hợp để tránh trường hợp tiêu hao, thiếu hụt tiền lương mỗi tháng. Dưới đây, Năm Châu sẽ đưa ra một vài giải pháp giúp bạn chi tiêu hợp lý.
3.1. Tiết kiệm chi phí nhà ở và năng lượng
Nhiều người có ý định thuê phòng trọ ở ngoài để thoái mái hơn trong sinh hoạt. Cũng từ đó mà tiền phát sinh chi phí sẽ đắt đỏ hơn. Để tiết kiệm hơn, bạn nên ở kí túc xá do công ty đăng kí hoặc ở ghép với bạn bè.
Ngoài ra bạn cũng nên dùng điện, nước, gas một cách vừa đủ tránh lãng phí. Đặc biệt là vào mùa hè và mùa đông, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện càng tăng cao như điều hoà, máy sưởi,… hoặc trước khi ra ngoài tắt hết các thiết bị điện không cần thiết cũng như kiểm tra các vòi nước để đảm bảo không có nước bị rò rỉ.
3.2. Tiết kiệm chi phí ăn uống nhưng vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng
Bạn nên nấu ăn tại nhà thay vì ăn cơm ở ngoài hoặc ăn cơm hộp để tiết kiệm chi phí ăn uống. Bạn có thể đi chợ để mua thức ăn cho một hay nhiều ngày sau đó bảo quản trong tủ lạnh và dùng dần. Càng tốt hơn khi bạn nấu ăn chung với bạn bè điểm này rất thuận lợi đối với các bạn sống cùng nhau trong kí túc xá công ty. Bằng cách này bạn có thể giảm thiểu 1/3 chi phí ăn uống nếu như ăn cơm hàng hay ăn một mình.
Ngoài ra, bạn nên mua thức ăn ở mức đủ dùng tại các cửa hàng giảm giá ở Nhật Bản, tránh gây lãng phí vì thực phẩm để lâu sẽ hỏng hoặc không còn đảm bảo về mặt dinh dưỡng.
3.3. Tiết kiếm chi phí phương tiện đi lại
Có rất nhiều phương tiện di chuyển tại Nhật cho bạn lựa chọn mà giá cả vẫn hợp lý như: tàu điện ngầm, xe bus, tàu cao tốc,… Những phương tiện này sẽ giúp bạn di chuyển đến những địa điểm có khoảng cách xa. Nếu như bạn thường xuyên phải di chuyển tới những địa điểm có khoảng trung bình thì sở hữu một chiếc xe đạp là giải pháp tiết kiệm chi phí tốt nhất dành cho bạn.
Không chỉ ở Việt Nam mà ngay khi đặt chân sang một quốc gia bất kì, đặc biệt là Nhật Bản, bạn phải tập dần thói quen sống tiết kiệm, tránh lãng phí nhưng vẫn đảm bảo cuộc sống lành mạnh. Năm Châu hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm sống trong quá trình sang Nhật Bản sinh sống.
Tham khảo các chương trình đi Nhật với chi phí tốt nhất hiện nay: |