Trang chủ » Ngôn ngữ » Tiếng Nhật » Tổng hợp ngữ pháp tiếng Nhật cơ bản và cách học hiệu quả (Full)

Tổng hợp ngữ pháp tiếng Nhật cơ bản và cách học hiệu quả (Full)

Ngày cập nhật : 16/05/2023Lượt xem: 4035

Ngày cập nhất mới nhất : 16 / 05 / 2023

Ngữ pháp tiếng Nhật là một trong những kiến thức không dễ dàng khi chinh phục ngôn ngữ này. Việc nắm chắc các quy tắc và mẹo học ngữ pháp tiếng Nhật sẽ giúp bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi và học ngôn ngữ này một cách dễ dàng. Vì vậy, hãy cùng Nam Chau IMS tham khảo ngay những thông tin hữu ích này.

ngữ pháp tiếng nhật cơ bản
Ngữ pháp tiếng nhật cơ bản cho người mới bắt đầu

1. Đặc điểm cơ bản của ngữ pháp tiếng Nhật

Cũng như các ngôn ngữ khác, tiếng Nhật có một số đặc điểm cơ bản riêng, nếu học tiếng Nhật, bạn phải tuân theo các đặc điểm này.

  • Động từ (動詞 – Dōshi) không chia theo danh xưng (không chia theo ngôi)
  • Tiếng Nhật không có mạo từ
  • Hầu hết danh từ tiếng Nhật không có số nhiều
  • Trợ từ thường sẽ được đặt ở cuối chữ hay cuối câu để biểu thị sự quan hệ giữa các chữ trong câu hoặc bổ sung thêm nhiều nghĩa cho từ chính
  • Chủ từ và túc từ thường được giản lược (bỏ bớt đi) nếu như đã hiểu chúng là gì trong câu. Mục tiêu chính của việc giản lược này là để rút gọn câu ngắn hơn.
  • Có hai thể loại văn trong tiếng Nhật là thể thông thường “ふつうけい” và thể lịch sự “てねいけい ” tùy ngữ cảnh giao tiếp mà người nói sử dụng đúng thể văn cho phù hợp.
ngữ pháp tiếng nhật cơ bản sơ cấp
Cấu trúc ngữ pháp tiếng nhật cơ bản sơ cấp

Không giống các ngôn ngữ khác, tiếng Nhật có đến 3 bản chữ cái là bảng chữ Hiragana, Katakana và Kanji (Hán tự). Khi học tiếng Nhật, bạn buộc phải học thuộc các bảng chữ cái này để việc ghép từ, đặt câu trở nên dễ dàng hơn. Mỗi loại văn tự đều có một vai trò riêng, hệ thống các bảng chữ cái này được sử dụng một cách linh hoạt, có nghĩa là trong một câu có thể sử dụng kết hợp từ chữ của cả 3 bảng chữ cái trên.

2. Cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật cơ bản thường dùng

2.1 Ngữ pháp câu khẳng định

Cấu trúc ngữ pháp mô tả tên, tuổi, nghề nghiệp, quốc tịch (Mẫu câu khẳng định)

Ngữ pháp : _________ は_________です。

Ví dụ: わたし は ベトナムじん です。

Nghĩa: Tôi là người Việt Nam.

2.2 Ngữ pháp câu phủ định

Vẫn sử dụng trợ từ  は  nhưng với nghĩa phủ định. Có thể sử dụng “じゃ”  hoặc “では”  đứng trước “ありません” 

Ngữ pháp: __________________じゃありません。

Hoặc:         __________________ではありません。

Ví dụ:  サントスさん は がくせい じゃ (では) ありません。

Nghĩa: Anh Santose không phải là sinh viên

cấu trúc ngữ pháp tiếng nhật cơ bản
Cấu trúc ngữ pháp tiếng nhật cơ bản

2.3 Ngữ pháp câu hỏi Có – không?

Ngữ pháp với câu hỏi sử dụng trợ từ “ は” và trợ từ nghi vấn “ か” ở cuối câu.

Trả lời cho câu hỏi: Có phải là………… không?

Ngữ pháp: __________________ですか。

Ví dụ: りーさん は ベトナムじん ですか。

Nghĩa: Cô Ly có phải là người Việt Nam không?

2.4 Ngữ pháp câu hỏi nghi vấn?

Sử dụng trợ từ “ は” và trợ từ nghi vấn“ か” để hỏi về bản chất của sự vật, sự việc.

Ngữ pháp:  X_________は なんの~_________ですか。

Trả lời cho câu hỏi: X là gì?

Ví dụ: この本は何の本ですか.

Nghĩa: Cuốn sách này là sách gì?

2.5 Ngữ pháp câu hỏi “Đây là cái gì?”

Câu hỏi ngữ pháp tiếng nhật cơ bản: “Đây là cái gì?”

Ví dụ: それは何ですか。          Đây là cái gì?

           これはライターです。   Đây là cái bật lửa.

2.6 Ngữ pháp hỏi tuổi

Ngữ pháp: あなた は おいくつ ( hoặc なんさい) ですか。Trong đó:

  • おいくつ: dùng để hỏi người lớn tuổi hơn hoặc hỏi theo cách lịch sự
  • なんさい: dùng để hỏi trẻ nhỏ hoặc người ngang hàng

Ví dụ 1: たろくんはなんさいですか

Nghĩa: Bé Taro mấy tuổi vậy ?

Ví dụ 2: やまださんはおいくつですか

Nghĩa: Anh Yamada bao nhiêu tuổi vây?

3. Cách học ngữ pháp tiếng Nhật hiệu quả

Có thể khẳng định, học ngữ pháp tiếng Nhật rất khó vì có nhiều cấu trúc ngữ pháp phức tạp, dễ nhầm lẫn. Nếu như không có cách học hiệu quả, bạn sẽ không thể chinh phục được ngôn ngữ này. Vậy làm như thế nào để có thể học, ghi nhớ và phân biệt được các mẫu ngữ pháp một cách hiệu quả nhất? Hãy tham khảo những phương pháp học ngữ pháp tiếng Nhật hiệu quả dưới đây nhé.

3.1. Học đi đôi với hành

Đây được xem là phương pháp học ngữ pháp tiếng Nhật hiệu quả nhất. Khi học đến các mẫu ngữ pháp mới, bạn nên trực trực tiếp đặt ví dụ cho ngữ pháp mình đã học bằng những từ mới trong bài. Với cách học này, bạn có thể nhớ từ vựng và cách sử dụng đúng mẫu ngữ pháp. Hơn nữa, nếu đặt được ví dụ cho mẫu ngữ pháp bạn học nghĩa là bạn đã hiểu được cách dùng của nó, sau này có gặp mẫu tương tự bạn cũng có thể phân biệt được.

3.2. Tổng hợp kiến thức thường xuyên

Sau khi kết thúc một buổi học, bạn nên tổng kết lại những mẫu ngữ pháp mình đã học, về cấu trúc, dấu hiệu nhận biết và cách sử dụng và giành khoảng thời gian để ôn lại. Kết hợp vừa học vừa tổng kết ngữ pháp theo tuần, theo tháng cho đến khi kết thúc chương trình. Bạn cũng có thể tổng hợp các mẫu ngữ pháp vào quyển sổ tay và có thể mang theo bên mình bất cứ lúc nào.

3.3. Làm bài tập nhiều hơn

Chỉ có luyện ngữ pháp tiếng Nhật liên tục với nhiều dạng bài tập mới biết được trình độ và khả năng nắm chắc ngữ pháp đang ở mức độ nào. Tuy nhiên, nếu chỉ làm những bài đơn giản sẽ rất dễ nản và không nâng cao trình độ bạn lên cao được, mà cũng hãy thử sức với những dạng bài khó hơn nhé.

3.4. Tìm tài liệu đúng, chuẩn, phù hợp với trình độ

Có quá nhiều phương pháp và giáo trình chất lượng nhưng bạn không biết phải chọn lựa chúng thế nào. Bạn có thể tham khảo những người đã học trước hoặc trên internet để chọn ra tài liệu phù hợp với việc học ngữ pháp nói chung và các kỹ năng khác nói riêng trong tiếng Nhật. Để học ngữ pháp tiếng Nhật thành công thì đây là điều bạn cần phải lưu ý, vì dù phương pháp có tốt đi chăng nữa mà nếu bạn tiếp cận với kiến thức sai, không đáng tin cậy ngay từ đầu thì chẳng phải đã thất bại rồi hay sao.

Trên đây là những kiến thức cần biết khi học ngữ pháp tiếng Nhật. Đây chỉ là những cấu trúc ngữ pháp cơ bản nhất thường dùng trong giao tiếp thường ngày. Mỗi một cấp độ sẽ có những kiến thức ngữ pháp khác nhau và để có hiệu quả nhất, đòi hỏi bạn cần phải luyện tập hằng ngày trong cả văn viết và cả văn nói.

4.7/5 - (3 bình chọn)