Trang chủ » Tin tức » Tất tần tật những thông tin về kỹ sư điện tử mới nhất

Tất tần tật những thông tin về kỹ sư điện tử mới nhất

Ngày cập nhật : 02/02/2024Lượt xem: 411

Kỹ sư điện tử là một ngành rất HOT hiện nay được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Công việc mở rộng, cơ hội thăng tiến cao, mức lương hấp dẫn, ra trường dễ xin việc…Đây chính là những lợi thế của ngành kỹ thuật điện tử. Để biết rõ hơn về ngành này, bạn hãy dành chút thời gian theo dõi bài viết dưới đây của Nam Chau IMS nhé.

kỹ sư điện tử là gì

I. Kỹ sư điện tử là gì?

Kỹ sư điện tử chính là một chuyên ngành ở trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử. Thông thường người kỹ sư ngành này sẽ chuyên về thiết kế, xây dựng, bảo trì. Vận hành hệ thống thiết bị điện tử, điện tử viễn thông. Hoặc các ứng dụng liên quan đến viễn thông và công nghệ thông tin.

Trong xã hội hiện đại thì điện trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Con người rất khó để có thể duy trì cuộc sống kinh tế – xã hội nếu như không có năng lượng điện. Cho dù là đường xá, công trình xây dựng dân cư, nhà ở điện luôn là một phần tất yếu. Do đó nghề kỹ sư điện tử ngày càng trở nên quan trọng trong cuộc sống xã hội hiện nay.

II. Học kỹ sư điện tử ra làm gì?

Kỹ sư điện tử là những người chuyên về lĩnh vực điện học và điện tử. Công việc mà họ sẽ làm sau khi ra trường thường liên quan đến thiết kế, phát triển, bảo trì hệ thống điện và các thiết bị điện tử. Công việc của họ cụ thể như sau:

Thiết kế, phát triển các sản phẩm điện tử

Phân tích, sửa chữa các sự cố xảy ra

Lập trình và điều khiển

Phát triển và nghiên cứu các công nghệ mới

Sửa chữa và bảo trì hệ thống điện tử

Tuân thủ các tiêu chuẩn và quy điện về an toàn…

Người kỹ sư có thể làm trong các ngành công nghiệp, viễn thông thực tế, công nghệ thông tin cùng nhiều lĩnh vực khác. Công việc của họ luôn đòi hỏi về trình độ chuyên môn và kiến thức sâu rộng điện tử. Kỹ thuật viễn thông, lập trình cùng kỹ năng phân tích xử lý các vấn đề kỹ thuật phức tạp.

III. Kỹ sư điện tử cần học gì và cần có kỹ năng gì?

Người kỹ sư cần phải học những kiến thức sau:

Học những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kỹ thuật điện. Các biện pháp tiết kiệm năng lượng và học các nguyên lý mạch điện cơ bản, công năng thực hành thao tác công nghệ.

Học thiết kế, xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng, bảo trì hệ thống điện. Hệ thống truyền tải, thiết kế vi mạch….

Học thiết kế, lắp đặt, bảo trì các thiết bị công nghệ, tổ chức, vận hành và quản lý các công đoạn sản xuất…

Học các kiến thức cơ bản về an toàn lao động, tổ chức sản xuất, quản lý kinh tế xí nghiệp.

Rèn luyện các kỹ năng cơ bản để trình bày, thực hiện những đề án thực tế thuộc lĩnh vực điện tử…

Học các kỹ năng mềm về làm việc nhóm và giao tiếp…

IV. Người kỹ sư điện tử cần phải có những kỹ năng gì?

Đối với người kỹ sư điện tử – điện tử tự động hoá thì cần phải có các kỹ năng quản lý và sửa chữa dây chuyền sản xuất. Xây dựng, thiết kế và triển khai quá trình sản xuất. Đồng thời phải biết lập trình những thuật toán để có thể điều khiển máy móc, vận hành hệ thống điện hiện đại của các tòa nhà thông minh…

Với người kỹ sư điện tử viễn thông thì phải có 4 kỹ năng cơ bản là: Nhạy bén, thông minh, luôn học hỏi và tìm tòi những cái mới, kiên trì, khiếu nại và làm việc nhóm tốt. Đó chính là các kỹ năng cần thiết, quan trọng mà bất kỳ một người kỹ sư điện nào cũng phải có. Nếu bạn muốn thành công, có mức lương cao, cơ hội việc làm thăng tiến cao thì hãy phát huy các kỹ năng này nhé.

V. Mức lương bao nhiêu?

Mức lương của người kỹ sư điện tử cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuỳ thuộc vào khối lượng công việc, trình độ học vấn, kinh nghiệm mà mức lương sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

Với người mới ra trường, chưa có kinh nghiệm: Mức lương sẽ dao động từ 7 – 9 triệu đồng/tháng.

Với người có kinh nghiệm 2 -3 năm thi mức lương là 10 – 20 triệu đồng.

Với người trên 3 năm kinh nghiệm mà đảm nhiệm vị trí quản lý, chuyên viên cao cấp thì mức lương sẽ là trên 20 triệu đồng/tháng.

Kỹ sư điện tử sẽ là ngành nghề phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Nếu bạn muốn học ngành này thì hãy tìm hiểu thật kỹ nhé. Làm nghề gì cũng sẽ có những khó khăn và thử thách. Nhưng bạn nỗ lực, kiên trì và có niềm đam mê với nghề chắc chắn bạn sẽ thành công. Bạn m uốn hiểu rõ hơn về kỹ sư điện tử cùng cơ hội việc làm xuất khẩu lao động, du học sau này hãy liên hệ với Nam Chau IMS để được tư vấn thêm nhé.

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT NÀY!