Kỹ sư điện là một trong những ngành được rất nhiều bạn học sinh quan tâm. Bởi phạm vi việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn cùng cơ hội phát triển trong sự nghiệp rất ấn tượng. Để hiểu rõ hơn về ngành nghề này mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nam Chau IMS. Hy vọng sẽ giúp bạn tìm được cho mình định hướng nghề thật phù hợp.
Kỹ sư điện là gì?
Kỹ sư điện chính là người chịu trách nhiệm thực hiện thiết kế, nghiên cứu, triển khai xây dựng, hoàn thiện những vấn đề liên quan đến hệ thống điện. Công việc của họ phải làm là theo dõi, xử lý tình huống, sự cố bất thường xảy ra liên quan đến điện.
Tóm lại kỹ sư điện là chỉ những người có kiến thức chuyên môn, trình độ liên quan đến điện. Họ có khả năng vận dụng những kiến thức đó vào thực tế. Người kỹ sư điện sẽ làm việc ở trong nhiều ngành khác nhau như điện dân dụng, điện ô tô, điện xe máy….
Ngành kỹ sư điện sẽ được chia thành nhiều vị trí khác nhau. Nhìn chung sẽ thuộc 2 nhóm ngành phổ biến là:
+ Kỹ sư điện – điện tử: Nhóm này công việc chủ yếu thực hiện những vấn đề liên quan đến kiến thức, yếu tố chuyên sâu về điện dây.
+ Kỹ sư điện tử – viễn thông: Nhóm này sẽ tập trung chủ yếu vào các dịch vụ thông tin không dây. Bao gồm hệ thống mạng viễn thông, mạng máy tính.
Kỹ sư điện học trường nào?
Ngành kỹ sư điện ở nước ta đang ngày một phát triển mạnh mẽ. Do đó có rất nhiều học sinh tìm hiểu và muốn theo học ngành này. Và dưới đây là một số ngành đào tạo kỹ thuật điện chất lượng mà bạn có thể tham khảo:
Đại học Điện lực.
Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Đại học công nghiệp Hà Nội.
Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên.
Đại học công nghiệp Việt Trì.
Cao đẳng công nghệ Hà Nội.
Cao đẳng điện tử – điện lạnh Hà Nội.
Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên.
Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh.
Đại học Bách Khoa Đà Nẵng.
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng.
Đại học công nghiệp TP.HCM.
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
Đại học công nghệ Đồng Nai,…
Học kỹ sư điện ra làm gì?
Ngành kỹ sư điện sau khi tốt nghiệp ra trường bạn sẽ làm những công việc sau:
Khảo sát công trình và đưa ra các phương án thi công điện
Khảo sát công trình là nhiệm vụ rất quan trọng đối với một người kỹ sư điện. Người kỹ sư cần phải làm các công việc như:
Khảo sát công trình mà bạn phải thiết kế thi công hệ thống điện
Tiếp nhận bản vẽ chi tiết từ đơn vị xây dựng leien quan đến kết cấu của công trình. Phác thảo và chọn nơi đặt hệ thống điện, nơi cấp điện.
Nắm rõ được kết cấu công trình và kế hoạch thi công
Thực hiện thiết kế hệ thống điện. Đồng thời đưa ra những phương án thi công cho phù hợp với công trình xây dựng
Thống kê vật tư và lập dự án thi công
Dựa vào bản thiết kế về hệ thống điện người kỹ sư sẽ thông kế những thông tin liên quan đến vật tư để hoàn thiện công trình. Sau đó đưa ra các con số cụ thể cho từng hạng mục. Và đúng với bản vẽ của từng dự án rồi chuyển qua cho bộ phận thi công trực tiếp.
Các công việc liên quan đến vai trò làm quản lý
Với trình độ của một kỹ sư thì bạn sẽ phải thực hiện thêm những công việc liên quan đến vai trò quản lý như:
Đề xuất và đóng góp ý kiến cho quản lý dự án, ban lãnh đạo, đơn vị nhà thầu các vấn đề liên quan đến hệ thống, mạng lưới điện.
Hoàn thiện những kế hoạch liên quan đến thiết kế hệ thống điện. Giải trình và thuyết trình với các bên liên quan.
Bố trí nhân sự làm các nhiệm vụ trong dự án. Để đảm bảo cho quá trình thực hiện dự án đúng tiến độ với kế hoạch đề ra trước đó.
Giám sát, quản lý toàn bộ quá trình thi công hệ thống điện.
Theo dõi và thường xuyên báo cáo tiến độ triển khai hệ thống điện với những bên liên quan.
Nắm được nguồn ngân sách và đảm bảo nó được sử dụng cho đúng với từng giai đoạn thi công hệ thống điện.
Kiểm soát chất lượng hệ thống điện trong công trình.
Chuẩn bị hồ sơ, biên bản liên quan đến nghiệm thu công trình điện.
Công việc với vai trò nghiên cứu
Với vai trò nghiên cứu thì bạn sẽ phải làm các công việc sau:
Thảo luận và đóng góp ý kiến với các bộ phận khác như phòng sản xuất, phòng thiết bị vật tư….Để từ đó đưa ra được bản thiết kế, nghiên cứu những sản phẩm điện mới cho doanh nghiệp.
Bảo mật hồ sơ nghiên cứu và hồ sơ thầu để cung cấp các thiết bị điện.
Phối hợp với những bộ phận khác để chạy thử sản phẩm. Sau dó báo cáo với cấp trên để họ phê duyệt.
Theo dõi và hỗ trợ quá trình sản xuất thiết bị điện…
Công việc chuyên môn khác
Ngoài các nhiệm vụ trên thì người kỹ sư điện còn phải làm những công việc chuyên môn khác như:
Tư vấn cho chủ đầu tư, doanh nghiệp về các loại vật tư của hệ thống điện. Để giúp cho doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng.
Thực hiện những công việc liên quan đến bảo dưỡng, kiểm tra hệ thống điện định kỳ.
Lưu trữ các hồ sơ liên quan đến hệ thống điện.
Đào tạo, hướng dẫn các vấn đề liên quan cho người phụ trách tại công trình…
Kỹ sư điện lương bao nhiêu?
Mức lương của kỹ sư điện được chia thành các mốc như sau:
Lương của sinh viên mới ra trường hoặc chưa có kinh nghiệm: 8 – 12 triệu đồng/tháng.
Lương chuyên viên có 1 -2 năm kinh nghiệm: 10 – 20 triệu đồng/tháng
Lương tư vấn viên, quản lý cao cấp: trên 20 triệu đồng/tháng.
Kỹ sư điện cần biết những gì?
Người kỹ sư điện cần phải biết những điều sau:
Phải có năng lực chuyên môn cùng kinh nghiệm làm việc
Sử dụng thành thạo các công cụ đo đạc và tính toán điện năng
Khả năng sử dụng ngoại ngữ cơ bản
Khả năng tổng hợp, phân tích số liệu
Sáng tạo và giải quyết vấn đề hiệu quả
Quản lý và tổ chức được công việc
Giao tiếp và tương tác tốt
Phải chủ động học hỏi trong công việc…
Các câu hỏi phỏng vấn kỹ sư điện thường gặp
Khi đi phỏng vấn thì bạn thường gặp những câu hỏi như sau:
Vì sao bạn lại muốn trở thành kỹ sư điện?
Khi mà gặp câu hỏi này thì bạn hãy nói bật niềm đam mê cũng như tâm huyết của mình với nghề. Không được nói là do ngành kiếm được nhiều tiền, do gia đình muốn em theo nghề…nhé.
Chuyên môn của bạn như thế nào?
Với câu hỏi này thì bạn hãy giải thích cho nhà tuyển dụng thấy được sự quyết tâm, nghiêm túc của mình với công việc. Bạn có thể trả lời về chuyên môn của mình, kể về các dư án mà mình tham gia.
Bạn có kinh nghiệm triển khai dự án chưa?
Bạn hãy nói rõ các dự án mà mình tham gia như thế nào. Vai trò của mình trong dự án đó…để nhà tuyển dụng đánh giá kinh nghiệm của bạn.
Ngoài ra còn rất nhiều những câu hỏi khác nữa. Bạn hãy tìm hiểu thêm nhé.
Bài viết trên đây Nam Chau IMS đã chia sẻ đến bạn một số thông tin về ngành kỹ sư điện. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn có được những kiến thức thật bổ ích.