Trang chủ » Tin tức » Quy trình tư vấn du học hiệu quả và những kinh nghiệm “vàng”

Quy trình tư vấn du học hiệu quả và những kinh nghiệm “vàng”

Ngày cập nhật : 13/04/2023Lượt xem: 14450

Ngày cập nhất mới nhất : 13 / 04 / 2023

Tư vấn du học là một trong những công việc đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kiến thức để có thể thông tin và tư vấn cho du học sinh một cách chính xác. Với những người mới vào nghề, hãy cùng Nam Chau IMS tham khảo quy trình tư vấn du học cũng như các kinh nghiệm thực tế dưới đây để có những kiến thức hữu ích, áp dụng vào công việc.

1. Tư vấn du học là gì?

Tư vấn du học là công việc tư vấn, giới thiệu trực tiếp cho khách hàng về các chương trình du học của các trung tâm. Bên cạnh đó, nhân viên tư vấn du học còn hỗ trợ cho khách hàng chuẩn bị hồ sơ du học, chăm sóc khách hàng trong quá trình làm hồ sơ du học. Ngoài ra, nhân viên tư vấn du học còn tham gia các chương trình trao đổi và training về chương trình du học, gặp gỡ đối tác nước ngoài và hỗ trợ bộ phận Marketing lên kế hoạch và phát triển thị trường. Tìm kiếm và chăm sóc khách hàng tiềm năng cũng là một trong những công việc mà nhân viên tư vấn du học sẽ làm khi đảm nhận công việc này.

tư vấn du học là gì

Những điều bạn sẽ nhận được nếu trở thành một nhân viên tư vấn du học:

  • Được đào tạo các kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc tư vấn.
  • Làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệp.
  • Có vốn hiểu biết nhất định về lĩnh vực du học.
  • Tăng sự tự tin, kiên nhẫn và chuyên nghiệp trong giao tiếp và thuyết phục khách hàng.

Hiện nay mức lương của các tư vấn viên du học khá ổn định. Mức lương bình quân là từ 6 – 8 triệu VNĐ (chưa bao gồm tiền thưởng). Hiện nay cũng có một số trung tâm, mức lương có thể giao động từ 8 – 16 triệu VNĐ tùy thuộc vào năng lực và tính chất công việc. Ngoài mức lương hấp dẫn, nhân viên tư vấn du học còn được hưởng đầy đủ các chế độ phúc lợi theo quy định. Vậy nếu bạn yêu thích công việc tư vấn du học thì đừng ngần ngại trở thành một tư vấn viên du học chuyên nghiệp tương lai.

2. Quy trình tư vấn du học đầy đủ

Bạn có thể trở thành nhà tư vấn du học chuyên nghiệp nếu như luôn tìm tòi, học hỏi và tính kiên nhẫn với công việc mình theo đuổi. Dưới đây là những bước cơ bản nhất để bạn có thể tư vấn du học thành công.

Bước 1: Tư vấn và chọn trường và nước du học

Tư vấn cung cấp thông tin tư vấn về điểm đến phù hợp, đất nước du học, ngành học phù hợp với nguyện vọng và năng lực của học sinh. Tư vấn yêu cầu về hồ sơ xin học, yêu cầu về visa, thông tin tổng hợp về chi phí du học, lộ trình thời gian,…

Bước 2: Tư vấn hồ sơ xin thư mời học và hồ sơ Visa

Cung cấp thông tin minh bạch và báo cho khách hàng những điểm yếu trong hồ sơ xin thư mời học, hồ sơ xin visa của học viên (nếu có) để khách hàng có thể chủ động được lộ trình du học của học viên.

Bước 3: Hướng dẫn chuẩn bị lên đường, nhập học tại nước ngoài

Khi học viên có visa, công ty sẽ có các hướng dẫn chi tiết về chuẩn bị lên đường, danh mục hành lý cần mang theo, hướng dẫn về xuất nhập cảnh, hòa nhập văn hóa,…

Bước 4: Hỗ trợ trong quá trình du học và sau khi tốt nghiệp

Giúp học sinh giải quyết những khó khăn trong quá trình học như: chuyển trường, hoặc thay đổi khóa học, liên lạc với người phụ trách, thích ứng với cuộc sống xa nhà,…

3. Các kỹ năng tư vấn du học cần có

Tư vấn viên trong ngành du học cần chuẩn bị rất nhiều kĩ năng khác nhau, cụ thể như:

3.1. Trang bị kiến thức chuyên môn

Không tìm hiểu, hiểu biết về các vấn đề tư vấn, chắc chắn bạn không thể tạo lòng tin cho khách hàng. Cần tìm hiểu kỹ vềcác kiến thức liên quan đến:

  • Du học, thủ tục du học
  • Môi trường sống
  • Thời tiết, khí hậu

Nhằm đưa ra lời tư vấn hợp lý và chính xác nhất. Đây là một trong những kinh nghiệm làm tư vấn du học bắt buộc phải trau dồi.

Bên cạnh đó, hãy luôn cập nhật các kiến thức mới về thủ tục, trường học, chuyên ngành, chi phí.. Nhằm kịp thời thay đổi và chuẩn bị hành trang tốt nhất cho các du học sinh – khách hàng tiềm năng của bạn. Đây là một trong những công việc của tư vấn du học mà bạn phải nắm rõ.

3.2. Rèn luyện các kỹ năng mềm

Đã bao giờ bạn nhận thấy, bản thân sở hữu kiến thức vững chắc, hiểu biết sâu rộng nhưng không thể thuyết phục được khách hàng? Đó chính là hạn chế của việc yếu kém kỹ năng mềm. Kỹ năng giao tiếp bao gồm thuyết trình, thuyết phục, nghệ thuật ứng  xử, đối đáp,… Ngoài ra cần kết hợp với ngôn ngữ cơ thể, lắng nghe, âm điệu,… để tăng thêm sức thuyết phục cho buổi tư vấn.

4. Kinh nghiệm và cách tư vấn du học hiệu quả

Vậy để giúp bạn đạt được thành công trong công việc tư vấn du học, dưới đây là một số kinh nghiệm làm tư vấn du học của những chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này:

  • Tư vấn kiểu “truyền thống” hiện đã không còn đạt hiệu quả cao như trước, chúng ta cần phải tư vấn theo cách chuyên nghiệp ở một level cao hơn.
  • Cập nhật liên tục những thông tin mới nhất về trường học, ngành học, chi phí sinh hoạt, đi lại… cùng các thông tin mà Đại sứ quan sẽ phỏng vấn để chuẩn bị hành trang đầy đủ cho các bạn học sinh – sinh viên.
  • Không nên chỉ tập trung vào một số trường nhất định mà phải tìm kiếm thêm nhiều trường khác, vừa đảm bảo uy tín, vừa phù hợp với nhu cầu và năng lực của từng học sinh – sinh viên.
  • Nên đưa ra các điều khoản hợp đồng chặt chẽ để tránh tình trạng các phụ huynh – học sinh “muốn suy nghĩ thêm” và không muốn đi du học nữa.
  • Đặc biệt, đây là công việc đòi hỏi bạn phải có lòng yêu nghề, có tâm và kiên trì với nghề.

5. Tâm sự nghề tư vấn du học

Có rất nhiều bạn muốn theo nghề này nhưng vẫn còn đang băng khoăn. Hãy cùng lắng nghe một số chia sẻ của các tư vấn viên du học về kinh nghiệm làm tư vấn du học để có cái nhìn chân thực hơn về công việc này nhé.

Một tư vấn viên có 10 năm kinh nghiệm từng tâm sự: “Có lần khi mình gửi những câu hỏi hướng dẫn trả lời phỏng vấn cho một bạn học sinh và yêu cầu bạn ấy tự trả lời theo ý bạn ấy hiểu sau đó mình sẽ hỗ trợ sửa lại cho phù hợp với kế hoạch của bạn ấy thì ngay ngày hôm sau phụ huynh gọi điện chửi mình quá trời nào là ” Chị nhờ dịch vụ bọn em làm là vì không muốn mất thời gian, tại sao em không đưa câu trả lời luôn mà cần học sinh trả lời?”. Dù mình đã giải thích rằng mình muốn học sinh hiểu việc học sinh đi du học chứ không phải học vẹt theo một loạt những câu trả lời rập khuôn đựơc cung cấp nhưng phụ huynh vẫn chửi xối xả và nói mình không biết làm việc.”

Một tư vấn viên khác kể rằng: “Mặc dù lãnh sự quán cho phép trả lời bằng tiếng Việt nhưng khả năng đâu visa không cao. Khi chúng mình yêu cầu các em học sinh nên trang bị vốn tiếng Anh cơ bản để phỏng vấn xin visa thì phụ huynh nói rằng: Nếu phỏng vấn được tiếng Việt thì làm hồ sơ, không thì thôi.”

Tuy luôn phải lắng nghe những lời phàn nàn của các phụ huynh nhưng đó cũng chỉ là số ít. Bạn sẽ tìm thấy được niềm vui khi nhận được những phản hồi tích cực từ phụ huynh – học sinh khi học sinh đủ điều kiện đi du học và nhận được những ưu đãi trong quá trình du học.

Trên đây là những chia sẻ về nghề tư vấn du học giúp cho những ai đang và sắp bước vào công việc này có thêm những kiến thức hữu ích. Với những quy trình tư vấn du học cũng như kinh nghiệm làm việc mà Nam Chau IMS chia sẻ, hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn chân thực và biết cách xử lý công việc một cách hiệu quả. Để có thêm những thông tin hữu ích như trên, đừng quên truy cập chuyên mục Tin tức của chúng tôi thường xuyên.

5/5 - (1 bình chọn)