Trang chủ » Du học » Du học Nhật Bản » Kinh Nghiệm Du Học Nhật Bản » Nền kinh tế Nhật Bản và những điều khiến thế giới phải thán phục

Nền kinh tế Nhật Bản và những điều khiến thế giới phải thán phục

Ngày cập nhật : 05/04/2023Lượt xem: 38742

Ngày cập nhất mới nhất : 05 / 04 / 2023

Là một trong những cường quốc trong ngành công nghiệp, dịch vụ của thế giới, không có gì ngạc nhiên khi kinh tế Nhật Bản đạt được những thành tựu “vĩ đại”, khiến các quốc gia khác phải kính nể, thán phục. Vậy kinh tế đất nước mặt trời mọc có gì đặc biệt và phát triển mạnh đến mức nào? Cùng Năm Châu IMS tìm hiểu rõ hơn nhé.

1. Nền kinh tế Nhật Bản đứng thứ mấy thế giới?

Hiện nay, Nhật Bản là một trong các nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên, trước khi đạt được thành tựu này, kinh tế của đất nước Nhật Bản phải chịu ảnh hưởng vô cùng tồi tệ từ chiến tranh. Sự vươn lên của đất nước này chính là 1 hành trình kì diệu mà cả thế giới không thể nào quên. Tính tới thời điểm hiện đại, Nhật Bản đang là nền kinh tế lớn thứ ba tính theo GDP và lớn thứ tư thế giới theo sức mua tương đương PPP. Ngoài ra, Nhật Bản cũng là nền kinh tế lớn thứ hai trong số các nước phát triển.

kinh tế nhật bản

2. Kinh tế Nhật Bản “chạm đáy” sau thế chiến thứ 2

Là nước thua trận trong cuộc chiến tranh ác liệt, nền kinh tế, đời sống vật chất và cả tinh thân của người dân Nhật Bản bị hủy hoại nặng nề. Cả nước Nhật rơi vào tình trạng khủng hoảng khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn hoàn toàn.

Lúc này, kinh tế Nhật Bản lao đao vì thực trạng: lạm phát kinh tế, thiếu năng lượng, vấn nạn thất nghiệp… Không chỉ vậy, đất nước Nhật Bản còn đang bị quân đội Mỹ chiếm đóng lúc bấy giờ. Hầu hết các cơ sở sản xuất của Nhật đều đã bắt buộc chuyển sang sản xuất phục vụ chiến tranh nên phần lớn trong đó đã bị phá hủy trong cuộc chiến. Đó là chưa kể, 6 triệu lính và người dân Nhật trở về nước từ khắp các vùng chiến sự ở Thái Bình Dương. Điều này tạo nên sức ép không nhỏ với chính phủ nước này.

Sau năm 1945, thế chiến thứ Hai kết thúc, đất nước Nhật phải đối mặt với thách thức khổng lồ, nền kinh tế gần như sụp đổ và những nguy cơ lớn.

3. Sự phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản

Khiến cả thế giới phải ngỡ ngàng, chỉ trong hơn 20 năm (từ 1951-1973), kinh tế Nhật có sự phát triển chóng mặt, không chỉ vực dậy được quy mô trước chiến tranh mà còn lớn mạnh hơn rất nhiều lần, trở thành đối thủ kinh tế bất cứ quốc gia nào cũng phải dè chừng. Điều đó được tạo nên từ “tinh thần Nhật Bản”. Chính nhờ sự vực dậy thần kỳ này mà bản đồ Nhật Bản hiển thị rõ rệt hơn trên thế giới.

3.1 Tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản tăng chóng mặt

Từ 1952- 1973, kinh tế của nước này ghi nhận tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân thực tế cao nhất trong các nước tư bản. Đến năm 1973 giá trị tổng sản phẩm trong nước của Nhật tăng hơn 20 lần so với năm 1950, từ 20 tỷ USD lên 402 tỷ USD, vượt qua cả Anh, Pháp và CHLB Đức – những cường quốc lúc bấy giờ.

Tốc độ phát triển lĩnh vực công nghiệp trong thời kỳ 1950-1960 là 15,9%; từ 1960-1969 là 13,5%. Đồng thời, giá trị tổng sản lượng công nghiệp cũng tăng từ 4,1 tỷ USD lên 56,4 tỷ USD từ năm 1950 đến năm 1969.

3.2 Nhật Bản tập trung đẩy mạnh các ngành công nghiệp

Không có lợi thế về tài nguyên để phát triển nông nghiệp, Nhật Bản đẩy mạnh ngành công nghiệp, đặc biệt là những ngành then chốt. Mặc dù Nhật Bản là nước hầu như không có mỏ dầu nào, xong lại đứng đầu các nước tư bản về nhập và chế biến dầu thô. Điều này cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế. Công nghiệp sản xuất thép của Nhật cũng phát triển với tốc độ ấn tượng, năm 1950 là 4,8 triệu tấn, đến năm 1973 là 117 triệu tấn.

Công nghiệp đóng tàu đến những năm 1970 chiếm đến 50% tổng số tàu biển và Nhật có tới sáu trong mười nhà máy đóng tàu lớn nhất thế giới tư bản.

Năm 1960, ngành công nghiệp ô tô của Nhật ghi nhận mức tăng mạnh, vươn lên đứng thứ 6 trong thế giới tư bản. Đến năm 1967, công nghiệp ô tô Nhật Bản vươn lên hàng thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ.

Sự phát triển nhanh của một số ngành kinh tế mũi nhọn của Nhật đã làm thay đổi nhanh cơ cấu ngành sản xuất. Tỷ trọng đóng góp của các ngành nông-lâm-ngư nghiệp giảm đi đáng kể, ngược lại các ngành công nghiệp, dịch vụ lại có sự phát triển vượt bậc.

3.3 Nền kinh tế phát huy giá trị và vai trò của con người

Yếu tố con người chính là điều đầu tiên phải nhắc tới khi đề cập tới sự phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế. Kế thừa nền giáo dục truyền thống, từ sau thế chiến thứ hai, Nhật đã phổ cập hệ giáo dục 9 năm đến toàn dân. Họ chú trọng đào tạo đội ngũ nhân lực lành nghề, có đủ khả năng nắm bắt và sử dụng kỹ thuật, công nghệ mới.

Nhật Bản còn có 1 đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật đông đảo, có chất lượng cao, giúp đất nước có bước phát triển đại nhảy vọt về kỹ thuật và công nghệ.

Với sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của mình, kinh tế Nhật Bản đã và đang thể hiện được chỗ đứng, sức ảnh hưởng của mình tới kinh tế toàn cầu. Quả không ngoa khi khẳng định rằng, đây là 1 trong những nền kinh tế có sức hút nhất thế giới.

Nếu muốn sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, bạn có thể tham khảo các chương trình sau:

4.1/5 - (62 bình chọn)