Trang chủ » Du học » Du học Nhật Bản » Kinh Nghiệm Du Học Nhật Bản » Hệ thống giáo dục ở Nhật Bản có gì đặc biệt và triết lý sâu sắc

Hệ thống giáo dục ở Nhật Bản có gì đặc biệt và triết lý sâu sắc

Ngày cập nhật : 13/04/2023Lượt xem: 12365

Ngày cập nhất mới nhất : 13 / 04 / 2023

Nền giáo dục Nhật Bản được mệnh danh là đa dạng và chất lượng. Với sự phát triển của nền giáo dục, Nhật Bản ngày càng trở nên phát triển và thu hút sự quan tâm đông đảo của sinh viên quốc tế. Vậy nền giáo dục của Nhật Bản có gì đặc biệt? Hãy cùng Nam Chau IMS khám phá những thông tin thú vị dưới đây để hiểu hơn về môi trường học tập ở quốc gia này trước khi quyết định sang đây du học nhé.

1. Hệ thống giáo dục Nhật Bản

Nhật Bản được xem là quốc gia có nền giáo dục toàn diện nhất trên thế giới. Với nhiều chính sách đào tạo và phương pháp học hiện đại, Nhật Bạn đã và đang mang đến cho thế hệ trẻ nhiều trải nghiệm mới mẻ. Dưới đây là những thông tin hữu ích liên quan đến hệ thống giáo dục của xứ sở hoa anh đào mà bạn nên biết.

1.1 Lịch sử hình thành nền giáo dục Nhật Bản

Từ năm 1950 đến nay Nhật Bản luôn chú trọng xây dựng một nền giáo dục hiện đại. Đặc biệt trong giai đoạn từ năm 1971, khi Bộ giáo dục Nhật Bản được thành lập thì các chính sách phát triển giáo dục được ra đời với chính sách “Không để một trẻ em nào trong gia đình và không để gia đình nào trong cộng đồng không được giáo dục”. Ngay lúc ấy, Nhật Bản đã muốn hướng tới việc đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ em và điều này cũng trở thành triết lý giáo dục căn bản trong nền giáo dục của Nhật Bản.

Đến thời điểm hiện tại Nhật Bản là đất nước có nền giáo dục thuộc top 5 của thế giới. Tỉ lệ mù chữ thực tế ở Nhật Bản gần như bằng 0 và 72,5% số học sinh theo học lên bậc đại học, trung cấp hoặc cao đẳng. Có thể nói, Nhật là một trong những đất nước có trình độ dân trí cao nhất trên thế giới.

hệ thống giáo dục nhật bản

1.2 Các cấp hệ thống giáo dục của Nhật Bản

Hệ thống giáo dục Nhật Bản hiện nay đang theo mô hình 4 – 3 – 3 – 4 có nghĩa là 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông và 4 năm đại học. Cụ thể như sau: Mẫu giáo (1 đến 3 năm) – Tiểu học ( 6 năm, từ 6 đến 12 tuổi) – Trung học cơ sở ( 3 năm, từ 13 đến 15 tuổi) – Trung học phổ thông ( 3 năm) và 4 năm đại học (tiêu chuẩn).

hệ thống giáo dục ở Nhật Bản

Bậc tiểu học và Trung học cơ sở ở Nhật Bản là 2 chương trình giáo dục bắt buộc. Những gia đình nào có con em nằm trong độ tuổi này và mang quốc tịch Nhật Bản sẽ được cơ quan quản lý thuộc khu vực sinh sống tiến hành các thủ tục để chuẩn bị cho việc nhập học.

Bậc Trung học phổ thông không bắt buộc trong hệ thống giáo dục Nhật Bản. Sau khi hoàn thành xong chương trình Trung học cơ sở, học sinh có thể lựa chọn học lên Trung học phổ thông hoặc theo học tại các trường học chuyên nghiệp dạy nghề theo hình thức đăng ký dự tuyển.

Các chương trình hệ đại học cao đẳng tại Nhật Bản thường có thời gian đào tạo như sau: Cao đẳng (2 năm, có khoa học 3 năm) – Cao đẳng kỹ thuật (Từ 5 đến 5,5 năm) – Đại học ngắn hạn (2 năm) – Đại học chính quy (4 năm) – Trường dạy nghề (1 năm trở lên) – Trường trung cấp (1 năm trở lên). Đối với học sinh học các bạn học trung cấp nghề, sau khi tốt nghiệp vẫn có thể liên thông lên đại học. Bên cạnh đó sau khi tốt nghiệp đại học có thể học lên cao học để nâng cao kiến thức và trình độ của mình.

2. Triết lý giáo dục của Nhật Bản

Quá trình phát triển nền giáo dục ở Nhật Bản được hình thành cùng với sự phát triển của kinh tế và văn hóa xã hội. Trong lĩnh vực giáo dục, Nhật áp dụng chính sách không để một trẻ em nào trong gia đình và không để một gia đình nào trong cộng đồng không được giáo dục. Triết lý giáo dục của  nền giáo dục Nhật Bản hướng đến sự phát triển hài hòa về mọi mặt đối với trẻ em. Đó phải là sự phát triển từ trái tim, trí tuệ, tình cảm, tinh thần, giá trị nhân văn sâu sắc. Tất cả những điểm như vậy dần dần trở thành triết lý giáo dục của Nhật Bản cho đến tận ngày nay.

3. Nền giáo dục Nhật Bản có gì đặc biệt?

Bên cạnh chất lượng giảng dạy và việc tổ chức các chương trình học một cách cơ bản, không thể không kể tới những điều đặc biệt khác mà hệ thống giáo dục áp dụng nhằm phát triển nhiều mặt toàn diện cho học sinh, sinh viên. Tất nhiên những điều này góp phần tạo nên một nền giáo dục chất lượng mà các nước khác trên thế giới phải ghen tị.

Sự cạnh tranh trong giáo dục ở Nhật Bản

Giáo dục ở Nhật bản mang tính cạnh tranh rất cao, có thể thấy rõ nhất trong các kỳ thi tuyển sinh đại học tại những trường học danh tiếng. Chính vì vậy mà hầu hết các học sinh, sinh viên đều cố gắng trong học tập và luôn làm chủ chương trình học của mình. Chương trình đánh giá sinh viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) hiện xếp giáo dục Nhật Bản ở vị trí thứ 6 thế giới về kĩ năng và kiến thức của học sinh 16 tuổi.

Trường học không cần đến lao công

Với việc rèn cho học sinh tư tưởng “không chỉ đến trường để học tập”, các trường học hầu như đều để học sinh, sinh viên tự lau dọn lớp học của mình. Mỗi học sinh đi học đều chuẩn bị cho mình một chiếc giẻ lau để tự vệ sinh chỗ ngồi. Sau các ngày nghỉ lễ, học sinh đều mang theo găng tay để nhổ cỏ. Các phòng ký túc xá luôn được giữ gìn sạch sẽ và gọn gàng.

giáo dục nhật bản hiện nay

Tiêu chuẩn hoá bữa ăn và ăn hết thức ăn có trên bàn

Tại các trường học Nhật Bản, các bạn sẽ ngồi ăn chung với nhau và có cả sự xuất hiện của các giáo viên. Việc này giúp phát triển các mối quan hệ tích cực giữa các bạn cùng lớp và giữa giáo viên với học sinh, sinh viên.

Bữa trưa được phục vụ tại trường đều được học sinh, sinh viên ăn hết và không bỏ lại bất kỳ cái gì, trừ những thứ bị dị ứng. Đối với người Nhật, việc bỏ đồ ăn được cho là lãng phí và không tôn trọng người nấu. Vì vậy trong hệ thống giáo dục Nhật Bản, tại các trường học, học sinh được dạy và thực hiện điều này.

Chú trọng các buổi học ngoại khóa

Ngoài các giờ học ở trên lớp, học sinh Nhật Bản tham gia vào các lớp học ngoại khoá hoặc các câu lạc bộ của nhà trường. Không chỉ để phát triển những kỹ năng cần thiết mà điều này còn giúp các em có thể phát triển được khả năng và thế mạnh của mình. Ngoài ra, các hoạt động này cũng góp phần làm giảm đi những căng thẳng, mang đến những giờ phút thư giãn hơn.

nền giáo dục nhật bản

Gia đình tác động lớn đến việc học tập của con em

Trong hệ thống giáo dục Nhật Bản, gia đình có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là người mẹ. Người phụ nữ sau khi lập gia đình sẽ có xu hướng trở thành người nội trợ chuyên nghiệp, việc dạy dỗ và chăm sóc con cái là một trong những nhiệm vụ chính. Như vậy người mẹ cũng cần có trình độ học vấn cao để có thể giúp con họ vượt qua được chương trình giáo dục khắc nghiệt ở đây.

100% học sinh phải mặc đồng phục đến trường

Hầu như tất cả học sinh Nhật Bản đều phải mặc đồng phục tới trường. Đồng phục là 1 yếu tố quan trọng giúp loại bỏ rào cản xã hội trong trường học cho trẻ em và đưa các em vào khuôn khổ ngay từ những ngày đầu tiên. Vì vậy, trong giáo dục của Nhật Bản, việc mặc đồng phục cũng giúp nâng cao tính cộng đồng và đảm bảo được sự bình đẳng nhất có thể cho học sinh Nhật Bản.

đặc điểm nền giáo dục nhật bản

4. Phương pháp và cách giáo dục của Nhật Bản

Phương pháp và cách giáo dục của người Nhật có rất nhiều điểm đáng ngưỡng mộ. Đặc biệt, họ luôn chú trọng vào việc dạy dỗ thế hệ mầm non tương lai của đất nước. Dưới đây là một số cách mà người Nhật thường xuyên sử dụng để giáo dục con trẻ:

  • Đạo đức là giá trị cốt lõi
  • Tạo suy nghĩ tự lập cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ
  • Không áp lực thi cử
  • Học làm người trước khi học để lấy kiến thức
  • Tỷ lệ học sinh đi học đầy đủ, đúng giờ ở Nhật Bản là 99,99%

Chính vì vậy người Nhật luôn quan niệm con người là nguồn lao động của đất nước, muốn đất nước phát triển không có lựa chọn nào khác ngoài việc đào tạo một lực lượng lao động hùng hậu và chất lượng.

5. Lịch sử cải cách giáo dục Nhật Bản

Để có được nền giáo dục chất lượng như hiện nay, Nhật Bản đã phải trải qua một quá trình cải cách lâu dài, toàn diện và hiện đại, cụ thể như sau:

Lịch sử giáo dục Nhật Bản được bắt đầu từ khoảng thế kỉ thứ 6, khi mà chế độ giáo dục Trung Hoa được giới thiệu dưới triều đại Yamato. Những nền văn hoá du nhập từ các nước bạn thường mang lại ý tưởng cho người Nhật tự phát triển nền văn hoá độc đáo và riêng biệt của mình.

Nền giáo dục Trung Hoa ảnh hưởng vào Nhật Bản từ thế kỉ thứ 6 đến thế kỉ thứ 15. Cùng với sự du nhập của đạo Phật cho đến hệ thống chữ viết, nền văn học truyền thống, và đạo Khổng.

Trong thế kỉ 16 và đầu thế kỉ 17, Nhật Bản phải trải qua một giai đoạn giao thoa với các nước Phương Tây hùng mạnh rất khắc nghiệt.

Vào thời kì Edo, giáo trình dạy Samurai thiên về đạo đức và bao gồm cả việc học quân sự và văn hoá. Đạo Khổng truyền thống cung được ghi nhớ, nó được đọc và sử dụng như một phương pháp giáo dục phổ biến. Ngoài ra thì số học và thư pháp cũng được giảng dạy.

Thời kì Minh Trị, nhà lãnh đạo mới của Nhật tổ chức những khoá học để hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó là thành lập hệ thống giáo dục cộng đồng hòng giúp người Nhật bắt kịp phương Tây và hình thành nên một quốc gia hiện đại.

Trong những năm đầu của thế kỉ 20, giáo dục cấp tiểu học đã quá phổ biến và gần như bao quát được toàn bộ dân số, nhưng những cấp cao hơn thì dường như quá thiếu, chậm phát triển, và đòi hỏi quá cao.

Năng động, sáng tạo, hoà đồng, quốc tế hoá, cá tính, sự đa dạng hóa thậm chí đã trở thành khẩu hiệu quan trọng trong cuộc cải cách giáo dục toàn diện trong những năm 80, mặc dù chuỗi chủ đề đã gây được tiếng vang từ những năm 70. Sự đề suất và tiềm năng thay đổi của Nhật Bản trong những năm 80 đã mang một ý nghĩa to lớn và được so sánh với việc mở cửa cho người Tây phương vào thế kỉ 19.

Nền giáo dục Nhật Bản với những triết lý và phương pháp đào tạo đặc biệt đã khiến cả thế giới khâm phục, ngưỡng mộ. Không dừng lại ở đó, chính phủ Nhật Bản luôn hướng tới việc đầu tư trong mảng giáo dục nhằm đưa hệ thống giáo dục Nhật Bản trở nên vững mạnh, chất lượng và phát triển nhất trên thế giới. Chính vì vậy mà các trường học Nhật Bản luôn tạo ra một môi trường học tập lý tưởng nhất cho học sinh, sinh viên. Đây cũng chính là lý do tại sao mà chương trình du học Nhật Bản luôn thu hút sinh viên quốc tế ở khắp các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

4.2/5 - (4 bình chọn)