Ngày cập nhất mới nhất : 26 / 05 / 2023
Kyushu là một trong 4 đảo lớn của Nhật Bản. Nơi đây có rất nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn cùng nền ẩm thực tuyệt vời nên được du khách rất yêu thích. Tuy nhiên, nếu đi xuất khẩu lao động hoặc du học Nhật Bản, người Việt Nam có nên lựa chọn nơi này để sinh sống hay không? Hãy cùng Nam Chau IMS khám phá vùng Kyushu Nhật Bản để có những thông tin mới và chính xác về vùng đất này nhé.
Tên gọi | Kyūshū (九州) |
Tọa độ | 33°00B 131°00Đ/ 33°B 131 Đ |
Diện tích | 36.753 km2 |
Dân số | hơn 13 triệu người |
Các tỉnh/thành phố | Fukuoka, Kagoshima, Kumamoto, Miyazaki, Nagasaki, Oita và Saga |
1. Vị trí đảo Kyushu ở đâu? Bản đồ vùng Kyushu Nhật Bản
Kyushu là hòn đảo (hay nói chính xác hơn là quần đảo) nằm ở vùng phía Tây Nam Honshu. Đây cũng chính là đảo xa nhất của Nhật Bản tính về phía Tây Nam. Trước đây, Kyushu đã từng được gọi bằng những cái tên: Kyukoku hoặc Kukoku, Chinzei, Saikai.
Đây là vùng đất Nhật có vị trí gần với Trung Quốc và Hàn Quốc nhất. Chính vì thế, ngay từ thế kỷ thứ IV, Kyushu đã chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ từ 2 quốc gia này. Mặt khác, là nơi “đón đầu” của sự giao lưu với nước ngoài, nhất là các nước phương tây nên đảo này cũng “hòa mình” vào dòng chảy chung từ khá sớm. Khoảng đầu thế kỉ XVI, người dân Kyushu bắt đầu có những mối giao lưu với các thương nhân từ thuyền buôn Bồ Đào Nha
Mặt bằng chung, đây là khu làng quê với khí hậu nóng ẩm khá đặc trưng. Thiên nhiên phong phú, màu mỡ, tạo điều kiện tương đối thuận lợi cho việc sản xuất. Ngoài ra, nơi đây còn là vùng đặc trưng của những ngọn núi lửa và suối nước nóng.
2. Cách di chuyển đến vùng Kyushu Nhật Bản
3. Kyushu gồm những tỉnh nào?
Đảo Kyushu chính là nơi sinh thành của nền văn minh Nhật Bản, cái nôi của văn hóa xứ sở hoa anh đào. Sở dĩ nơi đây được gọi là Kyushu vì vào thời kỳ Asuka, nơi này có 9 tỉnh. Đó là: Hizen, Higo, Chikuzen, Chikugo, Buzen, Bungo, Hyuga, Satsuma, và Osumi.
Tuy nhiên, vào thời Minh Trị Duy tân, cuối những năm 1800, Kyushu được phân lại sau khi thay đổi chính quyền và bộ máy nhà nước. Lúc này, cả vùng chỉ còn được chia thành 7 tỉnh: Fukuoka, Kagoshima, Kumamoto, Miyazaki, Nagasaki, Oita và Saga. Tuy có thay đổi về cơ cấu hành chính, cách phân chia địa lý nhưng vùng này vẫn được giữ nguyên tên gọi là Kyushu.

3.1 Fukuoka
3.2 Kagoshima
3.3 Kumamoto
3.4 Miyazaki
3.5 Nagasaki
3.6 Oita
3.7 Saga
4. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Kyushu
5. Văn hóa lễ hội ở Kyushu Nhật Bản
6. Những địa điểm du lịch vùng Kyushu nổi tiếng
Nếu có cơ hội ghé thăm đảo này, du khách chắc chắn không nên bỏ qua những địa danh đã làm nên thương hiệu.
6.1 Bảo tàng bom nguyên tử Nagasaki
Bảo tàng là nơi lưu giữ một phần không thể quên trong lịch sử Nhật Bản. Nơi đây giữ những hiện vật cũng như những hình ảnh kinh hoàng về vụ tấn công bằng bom nguyên tử trong thế chiến thứ 2.
Vụ tấn công làm hơn 150.000 thiệt mạng và hơn hàng triệu người bị ảnh hưởng bởi chất phóng xạ. Không chỉ thế, bảo tàng cũng chứa đựng nhiều hình ảnh về quá trình hồi phục thần kỳ nơi đây.
6.2 Các địa điểm du lịch ở thành phố Kumamoto
Thành phố Kumamoto thu hút du khách khắp nơi bởi các địa điểm nổi tiếng như: thành Kumamoto-jo, vườn Suizen-ji. Không chỉ vậy, đây còn là cửa khẩu để đi đến công viên quốc gia Aso Kuju Kokuritsu-koen, nơi bạn có thể chiêm ngưỡng vùng trũng do núi lửa Aso, núi Aso và núi lửa Núi Kuju-san tạo nên.
6.3 Yakushima
Yakushima đã được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 1993. Yakushima là nơi nổi danh với Yakusugi, vốn có hàng ngàn năm lịch sử. Đây cũng là địa điểm mà bạn có thể thoải mái tận hưởng các hoạt động ngoài trời đầy năng động: như chèo thuyền, leo núi,…
6.4 Vườn hoa Glover
Vườn hoa Glover là nơi có phong cảnh tuyệt đẹp, luôn có hoa nở quanh năm. Trong khuôn viên khu vườn còn có các ngôi nhà từ thời Minh Trị, mang đậm nỗi kiến trúc xưa, vô cùng thu hút. Du khách đến đây được tận hưởng không khí trong lành và còn được tìm hiểu về những giá trị lịch sử sâu sắc.
6.5 Nhà thờ Oura
Nhà thờ Oura hay nhà thờ Công giáo Catholic là nhà thờ cổ nhất Nhật Bản. Nơi đây được xây dựng từ năm 1864, cũng là kiến trúc Thiên chúa giáo cổ nhất Nhật Bản hiện vẫn còn tồn tại.
Năm 1597, theo mệnh lệnh của Tướng quân Toyotomi Hideyoshi, nhà thờ đã được xây dựng để cho 26 tín đồ đạo Công giáo cầu nguyện trước Chúa đóng đinh, dành cho Nishizaka Nagasaki, vùng đất tử vì đạo.